THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH TỰ TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh nội tiết chuyển hóa được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì tốc độ phát triển nhanh và tăng tỉ lệ tử vong do những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra. Mục tiêu: Mô tả thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2020. Phân tích yếu tố liên quan đến thực hành tự tiêm insulin của người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 250 NB ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám theo yêu cầu, BVNTTW từ tháng 01/2020 -06/2020. Quy trình: Phỏng vấn bằng thang điểm ITAS, câu hỏi chi phí điều trị, nhận thức về thực hành tự tiêm Insulin. Kết quả: 62,8% nam, khu vực thành phố 68%. Nhóm có yếu tố tâm lý có tuổi trung bình 61.45±10,43, HbA1C 7,29±1,55, thời gian mắc ĐTĐ 11,72±6.47, 184 NB (73,6%) có yếu tố tâm lý (PIR). Tỷ lệ NB sợ hạ đường huyết 83,2%, thấy thất bại với điều trị 80%, thấy bệnh trầm trọng hơn 69,6%, khó xác định đúng số lượng và thời điểm tiêm 58%. Chi phí điều trị BHYT chi trả 91,2%. Tuổi, thời gian mắc bệnh ở nhóm có PIR cao hơn nhóm không có PIR, HbA1C ở nhóm có PIR thấp hơn nhóm không có PIR. Trên 190 NB tự tiêm Insulin bằng bút tiêm: 100% bảo quản đúng; 97,6% xác định vị trí tiêm đúng; 97,6% có thời gian tiêm đúng; 98% biết thay đổi vị trí tiêm. Tuổi cao, thời gian mắc bệnh kéo dài làm giảm các hiểu biết về tuân thủ liều tiêm và thải bỏ kim sau sử dụng. Nhóm có yếu tố tâm lý có hiểu biết lưu kim, tái sử dụng kim cao hơn. Kết luận: Tâm lý và thao tác thực hành tự tiêm Insulin là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và tuân thủ điều trị tiêm Insulin ở NB ĐTĐ type 2, đây là yếu tố cần được lưu ý để tư vấn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường type 2, tiêm Insulin, yếu tố tâm lý khi dùng Insulin, thang điểm ITAS
Tài liệu tham khảo
ngoại trú.
2. Vũ Thị Thanh Huyền và cộng sự. Yếu tố ảnh hưởng đến khởi trị Insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 trên 60 tuổi.
Tạp chí Y-Dược học Quân sự số 9-2013.
3. Quy trình kỹ thuật tiêm Insulin dưới da bằng bơm tiêm-Bệnh viện Bạch Mai 2015.
4. American Diabetes Association (2004). Insulin Administration. Diabetes Care, 27(1): p.S106-S109.
5. Frank J Snoek, Soren E Skovlund, Frans Pouwer. Development and validation of the insulin treatment appraisal
scale (ITAS) in patient type 2 diabetes. Health and Quality of Life Outcomes. 2007.
6. Larkin ME, Capasso VA, Chen CL, et al (2008). Messuaring psychological insulin resistance: barriers to
insulin use. Diabetes Educ 34:511-517
7. Nur Azmiah Z, Zulkarnain AK, Tahir Ab. Psychological insulin resistance among type 2 diabetes patients at
Public Health Clinics in Federal Territory of Malaysia. The International Medical Journal Malaysia. 2011, 33(2).
8. M Shafei, Hala El Said Sayyah, Rania Hussein. Psychological insulin resistance in patients with type 2 diabetes
mellitus. Egyptian Journal of Psychiatry 2015, p1110-1105.
9. WHO/IDF. Definition and diagnosis of diabetes mellitus and intermediate hyperglycemia. Printed by the WHO
document production services. Geneva, Switzerland. 2006.