20. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ BÀI THUỐC HOÀNG KỲ BỔ HUYẾT THANG KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT TRÊN BỆNH NHÂN THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2023

Bùi Quốc Hưng1, Phí Thị Ngọc1, Mai Đức Hân1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị của phác đồ kết hợp bài thuốc Hoàng kỳ bổ huyết thang và xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não mạn tính tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thái Bình.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não mạn tính điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thái Bình từ tháng 5/2023 đến tháng 12/2023 bằng Hoàng kỳ bổ huyết thang (1 thang/ngày) kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong 15 ngày.


Kết quả: Hiệu quả điều trị tốt đạt 80%. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả tốt gồm: giới tính nữ (OR = 25,0), không mắc bệnh mạn tính khác (OR = 10,0) và thời gian mắc thiểu năng tuần hoàn não dưới 6 tháng (OR = 7,6) (p < 0,05).


Kết luận: Phác đồ kết hợp Hoàng kỳ bổ huyết thang và xoa bóp bấm huyệt cho hiệu quả điều trị tốt trên đa số bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não. Giới nữ, không có bệnh nền mạn tính và thời gian mắc bệnh ngắn là các yếu tố tiên lượng tốt cho hiệu quả điều trị.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Calabrese V, Giordano J, Signorile A et al. Major pathogenic mechanisms in vascular dementia: Roles of cellular stress response and hormesis in neuroprotection. J Neurosci Res, 2016, 94 (12): 1588-1603.
[2] Sheu J.R, Geraldine P, Yen M.H. Bioactives and traditional herbal medicine for the treatment of cardiovascular/cerebrovascular diseases. Evid Based Complement Alternat Med, 2014: 495323.
[3] Xu Z, Feng X, Li L et al. Efficacy and safety of oral traditional Chinese patent medicine for chronic cerebral circulation insufficiency patients: A protocol for a systematic review and network meta-analysis. Medicine (Baltimore), 2019, 98 (27): e16175.
[4] Lý Đông Viên. Nội ngoại thương biện hoặc luận. Nhà xuất bản Phương Đông, 2014.
[5] Chen Y.W, Wang H.H. The effectiveness of acupressure on relieving pain: a systematic review. Pain Manag Nurs, 2014, 15 (2): 539-50.
[6] Dinh Duy Dung, Dinh Nhan Nguyen, Thi Xuan Huong Hoang et al. Outcomes of massage and acupressure therapy in taking care of patients with shoulder-neck strain syndrome at the Military Institute of Traditional Medicine in 2022. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 2023, 6 (01): 115-124.
[7] Hội đồng Dược điển Việt Nam. Dược điển Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2022.
[8] Hadjiev D. Impedance Methods for Investigation of Cerebral Circulation, in Progress in Brain Research, John Stirling Meyer & J.P Schadé, Editors. Elsevier, 1972, 25-85.
[9] Chen X, Yang T, Luo Y et al. Methodological and reporting quality evaluation of Buyang Huanwu decoction for experimental cerebral ischemia-reperfusion injury: a systematic review. Naunyn Schmiedebergs Arch Pharmacol, 2023, 396 (5): 831-849.
[10] Zhang Z.Q, Song J.Y, Jia Y.Q et al. Buyanghuanwu decoction promotes angiogenesis after cerebral ischemia/reperfusion injury: mechanisms of brain tissue repair. Neural Regen Res, 2016, 11 (3): 435-40.
[11] Wang L, Su X.T, Cao Y et al. Potential mechanisms of acupuncture in enhancing cerebral perfusion of ischemic stroke. Front Neurol, 2022, 13: 1030747.
[12] Zhou D, Meng R, Li S.J et al. Advances in chronic cerebral circulation insufficiency. CNS Neurosci Ther, 2018, 24 (1): 5-17.
[13] Shields Corbin A, Xi Wang, Denise C Cornelius. Sex differences in cardiovascular response to sepsis, 2023, 324 (2): C458-C466.
[14] She Rui, Zhongrui Yan, Yanlei Hao et al. Comorbidity in patients with first-ever ischemic stroke: Disease patterns and their associations with cognitive and physical functionVolume, 2022, 14.
[15] Simić-Panić D, Bošković K, Milićević M et al. The Impact of Comorbidity on Rehabilitation Outcome after Ischemic Stroke. Acta Clin Croat, 2018, 57 (1): 5-15.
[16] Kimura S, Iwata M, Takase H et al. Oxidative stress and chronic cerebral hypoperfusion: An overview from preclinical rodent models. J Cereb Blood Flow Metab, 2025, 45 (3): 381-395.
[17] Rajeev V, Fann D.Y, Dinh Q.N et al. Pathophysiology of blood brain barrier dysfunction during chronic cerebral hypoperfusion in vascular cognitive impairment. Theranostics, 2022, 12 (4): 1639-1658.