TÁI HẸP STENT SAU CAN THIỆP NỘI MẠCH TẦNG CHẬU – ĐÙI Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH DO XƠ VỮA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới tái nhập viện do tái hẹp stent sau can thiệp nội mạch tầng chậu – đùi ở bệnh nhân bệnh động mạch chi dưới mãn tính do xơ vữa tại Viện Tim mạch năm 2016 – 2017. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp được thực hiện trên 64 chi của 50 bệnh nhân bị bệnh động mạch chi dưới mạn tính được thực hiện can thiệp nội mạch tầng chậu - đùi tại Viện Tim mạch năm 2016 - 2017. Kết quả: 17,2% số chi được can thiệp có tái hẹp stent trong 6 tháng sau can thiệp. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tái hẹp stent được tìm thấy trong nghiên cứu bao gồm chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay (ABI) dưới 0,4; có tổn thương mạch đa tầng; có rối loạn lipid máu; sử dùng từ 2 stent trở lên và sử dụng stent dài trên 16cm. Kết luận: Nguy cơ tái hẹp stent sau can thiệp nội mạch tầng chậu đùi ở bệnh nhân bệnh động mạch chi dưới mãn tính do xơ vữa ở mức trung bình, tăng lên bởi các yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Can thiệp nội mạch tầng chậu – đùi, động mạch chi dưới mãn tính, tái hẹp stent.
Tài liệu tham khảo
2. Dung LD, Study on clinical, subclinical characteristics and effectiveness of treatment of lower extremity artery occlusive disease by endovascular intervention method, Level II specialized thesis, Military Medical Academy, Hanoi, 2012.
3. Lagana D, Carrafiello G, Dizonno M et al., Percutaneous treatment of complete chronic occlusions of the superficial femoral artery, Radiol Med, 2008, 113(4): 567-77.
4. Surowiec SM, Davies MG, Eberly SW et al., Percutaneous angioplasty and stenting of the superficial femoral artery, J Vasc Surg, 2015, 41(2): 269-78.
5. Krankenberg H, Tubler T, Sixt S et al., German multicenter real-world registry of stenting for superficial femoral artery disease: clinical results and predictive factors for revascularization, J Endovasc Ther, 2014, 21(4): 463-71.
6. Hung TD, Study on clinical, subclinical characteristics and results of endovascular intervention in patients with chronic lower extremity artery disease, Doctor of Medicine Thesis, Military Medical Academy, 2016.
7. Baril DT, Chaer RA, Rhee RY et al., Endovascular interventions for TASC II D femoropopliteal lesions", J Vasc Surg, 2010, 51(6): 1406-12.
8. Scheinert D, Scheinert S, Sax J et al., Prevalence and clinical impact of stent fractures after femoropopliteal stenting, J Am Coll Cardiol, 2010, 45(2): 312-5.
9. Iida O, Nanto S, Uematsu M et al., Effect of exercise on frequency of stent fracture in the superficial femoral artery, Am J Cardiol, 2006, 98(2): 272-4.
10. Elyasaf L, Saar G , Moshe B, Mechanical Interaction between Overlapping Stents and Peripheral Arteries -Numerical Model, IEEE European Modelling Symposium, 2015.