5. KIẾN THỨC VỀ NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI CÁC KHOA NGOẠI: MỘT KHẢO SÁT ĐƠN TRUNG TÂM

Lê Ngô Khải Vy1, Trần Hoài Huy1, Lê Diệp Bảo Liêm1, Giáp Thị Mai Linh1, Nguyễn Hữu Khánh Linh1, Hồ Tất Bằng2, Nguyễn Võ Minh Hoàng3, Nguyễn Kim Anh3, Vũ Trí Thanh3
1 Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện thành phố Thủ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng kiến thức về ngộ độc thuốc tê của nhân viên y tế tại các khoa ngoại một bệnh viện trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 4-11 năm 2024. Có 99 nhân viên y tế tham gia trả lời bảng câu hỏi cấu trúc về thực hành sử dụng thuốc tê và kiến thức về ngộ độc thuốc tê.


Kết quả: Có 73,7% nhân viên y tế từng sử dụng hoặc chỉ định thuốc tê, phổ biến nhất là Lidocain (94,5%). Chỉ 46,5% cho rằng mình có kiến thức về điều trị bằng nhũ tương lipid; 18,2% chưa từng nghe đến liệu pháp này. Tỉ lệ nhận diện đúng các triệu chứng sớm như nhịp tim nhanh và thay đổi ý thức lần lượt là 65,7% và 63,6%. Có 60,6% chưa từng tham gia đào tạo về ngộ độc thuốc tê.


Kết luận: Nhân viên y tế tại các khoa ngoại có hiểu biết chưa đầy đủ về ngộ độc thuốc tê, đặc biệt trong nhận diện triệu chứng sớm và biện pháp xử trí bằng nhũ tương lipid. Cần tăng cường các chương trình đào tạo chuyên sâu về xử trí ngộ độc thuốc tê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Karasu D, Yılmaz C, Özgünay Ş.E, Dayıoğlu M, Baytar Ç, Korfalı G, Knowledge of the research assistants regarding local anaesthetics and toxicity, Turk J Anaesthesiol Reanim, 2016, 44 (3): 201-5, doi:10.5152/TJAR.2016.53138.
[2] Munasinghe B.M, Subramaniam N, Srisothinathan N, Jayamanne B.D.W, An online study of knowledge and practices of local anesthetic systemic toxicity among doctors in Sri Lanka, Anaesth Pain Intensive Care, 2022, 26 (1): 69-74, doi:10.35975/apic.v26i1.1770.
[3] Jensen-Gadegaard P, Skjønnemand M, Damgaard-Jensen J, Gottschau B, Limited knowledge of lipid rescue therapy in local anaesthetic systemic toxicity, Dan Med Bull, 2011, 58 (1): A4226.
[4] Ilhan B, Demir M.C, Local Anesthetic Systemic Toxicity Knowledge of Emergency Medicine Residents: A Cross-Sectional Study, Konuralp Med J, 2020, 12 (3): 414-9, doi:10.18521/ktd.746744.
[5] Oksuz G, Urfalioglu A, Sekmen T, Akkececi N, Alpay N, Bilal B. Dentists’ knowledge of lipid treatment of local anaesthetic systemic toxicity, Niger J Clin Pract, 2018, 21 (3): 327-31, doi:10.4103/njcp.njcp_12_17.
[6] Khalil H, Local anesthetics dosage still a problem for most dentists: A survey of current knowledge and awareness, Saudi J Dent Res, 2014, 5 (1): 49-53, doi:10.1016/j.ksujds.2013.08.002.
[7] Buran S, Akdogan A, Besir A, Dohman D. Information on local anesthetics and toxicity for doctors in surgical department of Karadeniz Technical University Medical Faculty Hospital. Ann Med Res. 2020; 27 (6): 1811-5. doi:10.5455/annalsmedres.2019.12.905.
[8] Urfalioglu A, Oksuz G, Sekmen T, Bilal B, Akkececi N. The knowledge of eye physicians on local anesthetic toxicity and intravenous lipid treatment. Turk J Ophthalmol. 2017; 47 (6): 320-5. doi:10.4274/tjo.86961.
[9] Abbas S, Akram A, Abbas B, Fayyaz M, Mehmood B, Hayat U. Local anaesthetic systemic toxicity awareness among clinical practitioners. Pak Armed Forces Med J. 2021; 71 (5): 1642-6. doi:10.51253/pafmj.v71i5.4035.