48. TỶ LỆ ĐAU BỤNG KINH Ở SINH VIÊN NỮ Y KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô đau bụng kinh và khảo sát mức độ đau bụng kinh ở sinh viên nữ Y khoa trường Đại học Đại Nam.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 152 sinh viên nữ học ngành Y khoa khóa YK14, YK15, YK16, YK17, YK18 trường Đại học Đại Nam.
Kết quả: Tỉ lệ đau trong chu kì kinh nguyệt là 75,6%, trong đó hai vị trí đau thường gặp là đau bụng dưới và đau lưng hoăc vùng xương chậu. Mức độ đau trung bình của trước ngày hành kinh là 2,98 ± 1,41 thấp hơn so với mức độ đau của trong ngày hành kinh 3,96 ± 1,39. Dấu hiệu đau bụng trong chu kỳ kinh, trước chu kỳ kinh và mức độ đau trong chu kỳ kinh, trước chu kỳ kinh có ảnh hưởng đến cuộc sống của đối tượng nghiên cứu.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy cần có sự quan tâm nhiều hơn về kinh nguyệt và các rối loạn ảnh hưởng liên quan kinh nguyệt ở sinh viên nữ Y khoa trong tương lai hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rối loạn kinh nguyệt, sinh viên y khoa, đau bụng kinh, mức độ đau
Tài liệu tham khảo
[2] Akerlund M (1979). “Pathophysiology of dysmenorrhea”. Acta Obstet Gynecol Scand Suppl, 87:pp.27-32.
[3] Nikjou R, Kazemzadeh R, Rostamnegad M, et al (2016). “The Effect of Lavender Aromatherapy on the Pain Severity of Primary Dysmenorrhea: A Triple-blind Randomized Clinical Trial”. Ann Med Health Sci Res, 6(4):pp.211-215.
[4] Sharma P, Malhotra C, Taneja DK, Saha R (2008). “Problems related to menstruation amongst adolescent girl”. Indian JPediatr, 75(2):pp.125-9
[5] Narring F, Yaron M, Ambresin AE. Arch Pediatr (2012). “Dysmenorrhea: a problem for the pediatrician”. J Manipulative Physiol Ther, 19(2):pp.125-30.
[6] Đỗ Tuấn Đạt, Nguyễn Thị Thu Hà(2021). “ Khảo sát tình trạng đau bụng kinh trên nữ sinh viên tại một số trường cao đẳng và đại học y tại Hà Nội”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 510-T1(2): pp.236-240.
[7] Klein JR, Litt IF (1981). “Epidemiology of adolescent dysmenorrhea”. Pediatrics, 68(5):pp.661-4.
[8] Văn Thị Uyên, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2018). “ Tỷ lệ đau bụng kinh trên nữ sinh từ 12 đến 15 tuổi và các yếu tố liên quan tại huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre”, Tạp chí Nghiên cứu Y học TP.Hồ Chí Minh, 22(1), 176-178.
[9] Ngô Thị Hiếu Hằng, Bùi Phạm Minh Mẫn (2019). "Đánh giá hiệu quả giảm đau bằng phương pháp nhĩ châm ở các huyệt tử cung, nội tiết, giao cảm, gan, bụng trên bệnh nhân đau bụng kinh", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 61(12), 5-8