46. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NGỦ NGÁY ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

Phạm Trần Anh1,2, Nguyễn Trung Hiếu1, Đào Đình Thi2, Nguyễn Tuấn Sơn3, Nguyễn Tuyết Xương3, Ngô Xuân Khoa1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ngủ ngáy được phẫu thuật tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 34 bệnh nhân đến điều trị ngủ ngáy bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ tháng 1/2024 đến tháng 9/2024.


Kết quả: Đặc điểm của bệnh nhân gồm: chủ yếu là ở nam giới trong độ tuổi lao động (38,65 ± 11,44), bệnh lý kèm theo không nhiều (tăng huyết áp 11,7%, đái tháo đường 2,9 %), tỉ lệ bệnh nhân béo phì rất ít (2,9%). Tuy vậy, phần lớn (80%) là có chỉ số AHI mức độ nặng. Triệu chứng cơ năng ban ngày chủ yếu là buồn ngủ (61,7%) và giảm tập trung (41,2%). Còn ban đêm chủ yếu là ngủ ngáy to (100%) và có cơn ngừng thở (82,3%). Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh ít xuất hiện qua khám nội soi lúc thức. Chỉ có 20,6% trường hợp quá phát cuốn, 14,7% lệch vẹo vách ngăn, 17,6% lưỡi gà dài rộng, 13,5% hạnh nhân đáy lưỡi quá phát, 1 bệnh nhân (2,9%) có dấu hiệu quá phát amidan và Mallampati độ 4.


Kết luận: Nghiên cứu cung cấp cơ sở để chẩn đoán hội chứng ngủ ngáy/ngừng thở khi ngủ và lập kế hoạch điều trị phù hợp, góp phần cải thiện chất lượng điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Benjafield A.V et al. Estimation of the global prevalence and burden of obstructive sleep apnoea: a literature-based analysis. Lancet Respir Med, 2019, 7 (8), p. 687-698.
[2] Camey P.R, Berry R.D, Geyer J.D. Clinical Sleep Disorders, 1st ed, Lippincott Williams & Wilkins, 2005.
[3] Gabryelska A, Białasiewicz P. Association between excessive daytime sleepiness, REM phenotype and severity of obstructive sleep apnea. Scientific Reports, 2020, 10 (1), p. 34.
[4] Amirzargar B, Sadeghi M, Saedi B. Muller’s Maneuver in Patients with Obstructive Sleep Apnea. Journal of Sleep Sciences, 2016, 1.
[5] Sharifian M.R et al. Drug Induced Sleep Endoscopy in Obstructive Sleep Apnea. Tanaffos, 2018, 17 (2), p. 122-126.
[6] Trần Thị Hoa và cộng sự. Đặc điểm nội soi đường hô hấp trên trong giấc ngủ tạo ra bằng thuốc trong hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 506 (1), tr. 80-85.
[7] Amali A et al. Polysomnographic Findings Versus Degree of Obstruction During Drug-Induced Sleep Endoscopy and Muller’s Maneuver. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg, 2023, 75 (4), p. 2769-2776.
[8] Young T et al. The occurrence of sleep-disordered breathing among middle-aged adults. N Engl J Med, 1993, 328 (17), p. 1230-5.
[9] Meslier N et al. Impaired glucose-insulin metabolism in males with obstructive sleep apnoea syndrome. Eur Respir J, 2003, 22 (1), p. 156-160.
[10] Lavie P et al. Obstructive sleep apnea and hypertension: from correlative to causative relationship. J Clin Hypertens (Greenwich), 2001, 3 (5), p. 296-301.
[11] Kent B.D et al. Diabetes mellitus prevalence and control in sleep-disordered breathing: the European Sleep Apnea Cohort (ESADA) study. Chest, 2014, 146 (4), p. 982-990.
[12] Jung A.R et al. Comparison of level and degree of upper airway obstruction by Muller’s maneuver and drug-induced sleep endoscopy in obstructive sleep apnea patients. Auris Nasus Larynx, 2017, 44 (5), p. 571-575.
[13] Kandasamy G, Almeleebia T. A Prospective Study on Obstructive Sleep Apnea, Clinical Profile and Polysomnographic Variables. J Pers Med, 2023, 13 (6).
[14] Cho Y.W et al. Comorbid Insomnia With Obstructive Sleep Apnea: Clinical Characteristics and Risk Factors. J Clin Sleep Med, 2018, 14 (3), p. 409-417.
[15] Whyte K.F et al. Clinical features of the sleep apnoea/hypopnoea syndrome. Q J Med, 1989, 72 (267), p. 659-66.
[16] Lavie P et al. The effects of partial and complete mechanical occlusion of the nasal passages on sleep structure and breathing in sleep. Acta Otolaryngol, 1983, 95 (1-2), p. 161-6.
[17] Shah J.A, et al. Obstructive Sleep Apnea: Role of an Otorhinolaryngologist. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg, 2016, 68 (1), p. 71-4.
[18] Chang E.T et al. The relationship of the uvula with snoring and obstructive sleep apnea: a systematic review. Sleep Breath, 2018, 22 (4), p. 955-961.
[19] Cahali M.B et al. Tonsil volume, tonsil grade and obstructive sleep apnea: is there any meaningful correlation? Clinics (Sao Paulo), 2011, 66 (8), p. 1347-52
[20] Smith M.M, Peterson E, Yaremchuk K.L., The Role of Tonsillectomy in Adults with Tonsillar Hypertrophy and Obstructive Sleep Apnea. Otolaryngol Head Neck Surg, 2017, 157 (2), p. 331-335.