42. LO ÂU, CĂNG THẲNG VÀ TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN KHOA Y DƯỢC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ NĂM 2024 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Ong Thế Duệ1, Phạm Tuấn Việt2, Đào Anh Sơn3
1 Viện Chiến lược và Chính sách y tế
2 Bệnh viện Giao thông Vận tải
3 Viện Chiến lược và Chính sách y tế Viện Chiến lược và Chính sách y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định và đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần như lo âu, căng thẳng và trầm cảm ở sinh viên y dược tại Trường Đại học Nam Cần Thơ.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 830 sinh viên ngành y đa khoa và dược học tại Trường Đại học Nam Cần Thơ từ tháng 11/2023-10/2024, sử dụng bộ câu hỏi DASS-21.


Kết quả: Tỉ lệ sinh viên có biểu hiện lo âu là 48,8%; mức độ các biểu hiện lo âu nhẹ, vừa, nặng và rất nặng xuất hiện ở sinh viên lần lượt là 10,7%; 20,8%; 7,2% và 10%. Tỉ lệ sinh viên có biểu hiện căng thẳng là 39,3%; mức độ các biểu hiện căng thẳng nhẹ, vừa, nặng và rất nặng xuất hiện ở sinh viên lần lượt là 14,1%; 12,8%; 9,3% và 3,1%. Tỉ lệ sinh viên có biểu hiện trầm cảm là 35,4%; mức độ các biểu hiện trầm cảm nhẹ, vừa, nặng và rất nặng xuất hiện ở sinh viên lần lượt là 13,3%; 13,1%; 5,3% và 3,7%. Ở kí túc xá; từng trải qua lo âu, trầm cảm; hài lòng nơi điều trị; và tâm sự nhờ sự giúp đỡ từ cha mẹ có liên quan với biểu hiện lo âu (p < 0,05). Năm đang theo học; từng trải qua lo âu, trầm cảm; và hài lòng nơi điều trị có liên quan với biểu hiện căng thẳng (p < 0,05). Xung đột với cha mẹ, anh chị em trong gia đình; và thường xuyên tập luyện thể thao có liên quan với biểu hiện trầm cảm ở sinh viên.


Kết luận: Cần tăng cường hỗ trợ tâm lý cho sinh viên thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn và khuyến khích sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè để tạo môi trường tinh thần lành mạnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên, truy cập ngày 18/9/2016, tại trang web http://hoitamlyhoc.vn/News/60/193/mot-so-dac-diem-tam-ly-co-ban-cua-sinh-vien.aspx.
[2] Reta Y, Ayalew M, Yeneabat T et al, Social Anxiety Disorder Among Undergraduate Students of Hawassa University, College of Medicine and Health Sciences, Ethiopia, Neuropsychiatric Disease and Treatment, 2020, 16, pp. 571-577.
[3] Mirza A.A, Milaat W.A, Ramadan I.K, Baig M, Elmorsy S.A, Beyari G.M, Khayat N.K, Depression, anxiety and stress among medical and non-medical students in Saudi Arabia: an epidemiological comparative cross-sectional study, Neurosciences Journal, 2021, 26 (2), pp. 141-151.
[4] Vũ Thái Phương Nam, Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm học 2021-2022, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022.
[5] Lê Minh Thuận, Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2011.
[6] Nguyễn Thành Trung, Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan trong sinh viên cử nhân Trường Đại học Y tế Công cộng năm 2017, Tài liệu số Trường Đại học Y tế Công cộng, VIII, 104.
[7] Trần Quốc Kính, Nghiên cứu các yếu tố liên quan của stress, trầm cảm, lo âu đối với sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang năm 2016, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang, 2016.
[8] Trần Quỳnh Anh, Dấu hiệu trầm cảm ở sinh viên hệ y học dự phòng Trường Đại học Y Hà Nội và một số yếu tố liên quan, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2016, 104 (6), 9-16.
[9] Huong Hoang Minh, Depression and stress among the first year medical student in university of medicine and pharmacy Hochiminh city, Vietnam, Mates of Public Health, Chulalongkorn University, Thailand, 2011.
[10] Chen L, Wang L, Qiu X.H, Yang X.X, Qiao Z.X, Yang Y.J, Liang Y, Depression among Chinese university students: prevalence and socio-demographic correlates, PloS One, 2013, 8 (3), e58379.
[11] Babyak M, Blumenthal J.A, Herman S, Khatri P, Doraiswamy M, Moore, K, Krishnan K.R, Exercise treatment for major depression: maintenance of therapeutic benefit at 10 months, Psychosomatic Medicine, 2000, 62 (5), pp. 633-638.