39. THỰC TRẠNG THIẾU MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ ĐẾN LÀM HỒ SƠ DỰ SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG NĂM 2024

Vũ Đình Nam1,2
1 Trường Đại học Đại Nam
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ thiếu máu của thai phụ đến làm hồ sơ dự sinh tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2024 và một số yếu tố liên quan.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 284 thai phụ đến khám thai và làm hồ sơ dư sinh từ tháng 01/08/2024 - 30/09/2024.


Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ thai phụ thiếu máu là 25,35%, trong đó thiếu máu vừa chiếm tỷ lệ 1,4%, thiếu máu nhẹ chiếm tỷ lệ 23,95%. Tuổi trung bình của nhóm thiếu máu là 28,56 ± 5,6 thấp hơn so với nhóm không có thiếu máu. Các yếu tố liên quan bao gồm tăng cân mẹ dưới 12kg, bổ sung sắt không đầy đủ, khoảng cách sinh, có con lần đầu là các yếu làm tăng thêm tình trạng thiếu máu thai kỳ.


Kết luận: Tỷ lệ thai phụ đến khám và làm hồ sơ dự sinh tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông  thiếu máu cao, có liên quan đến bổ sung sắt không đầy đủ, tăng cân mẹ dưới 12 kg, khoảng cách sinh con. Do đó, cần tăng cường các biện pháp can thiệp và giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho phụ nữ mang thai để giảm tình trạng thiếu máu trong cộng đồng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO. Prevalence of anaemia in pregnant women (aged 15-49) (%). Accessed September 30, 2023.
[2] M. Goonewardene, M. Shehata và A. Hamad (2012), "Anaemia in pregnancy", Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol. 26(1), tr. 3-24.
[3] S. Garzon và các cộng sự. (2020), "Iron Deficiency Anemia in Pregnancy: Novel Approaches for an Old Problem", Oman Med J. 35(5), tr. e166.
[4] Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế (2010), "Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010".
[5] Bruno F. Sunguya và các cộng sự. (2021), "High burden of anemia among pregnant women in Tanzania: a call to address its determinants", Nutrition Journal. 20(1), tr. 65.
[6] Huỳnh Thanh Triều và các cộng sự (2023), “Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắc và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, năm 2022- 2023”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 536, tr 243- 248.
[7] Vi Lương Bộ và các cộng sự (2024), “ Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai và một số yếu tố ảnh hưởng tại trung tâm Y tế huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng 2019 - 2024”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 542, tr 117-121.
[8] Nguyễn Thị Thu Liễu và các cộng sự(2024), “ Thực trạng thiếu máu và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Văn Bàn, tỉnh Lào Cai năm 2024”, Tạp chí Phụ sản,22(4):15-20.