38. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ TIỀN SẢN GIẬT CỦA THAI PHỤ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA PHỤ SẢN, BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2023

Vũ Thị Lệ Hiền1, Vũ Thị Lệ Mỹ2
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức về tiền sản giật và đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về tiền sản giật của thai phụ đang điều trị tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Bạch Mai năm 2023.


Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 68 thai phụ. Sử dụng bộ công cụ đánh giá kiến thức về tiền sản giật.


Kết quả: Độ tuổi > 35 chiếm 66,2%; tuổi thai > 20 tuần chiếm đa số với 95,6%. Có 88,2% được cung cấp thông tin về bệnh tiền sản giật và 69,1% nhận được thông tin tại bệnh viện, 66,8% thai phụ trả lời đúng về kiến thức chung của tiền sản giật. Tỷ lệ trung bình trả lời đúng triệu chứng là 55,2%; có tới 77,9% trả lời sai về 2 dấu hiệu trở lên. Tỷ lệ trung bình trả lời đúng biện pháp phòng ngừa là 54,7%. Tỉ lệ đạt cao nhất về kiến thức chung tiền sản giật là 70,6% và thấp nhất là kiến thức về biện pháp phòng ngừa là 55,9%.


Kết luận: Nhìn chung đối tượng nghiên cứu đã hiểu và cập nhật mức độ khá thông tin về tiền sản giật. Tuy nhiên, để giúp họ hạn chế tối đa biến chứng và có một thai kỳ khỏe mạnh thì vẫn rất cần sự quan tâm, tư vấn sát sao hơn nữa của nhân viên y tế và các kênh truyền thông.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29 tháng 7 năm 2016, về việc phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”.
[2] Hà Thị Tiểu Di, Nghiên cứu bệnh lý tiền sản giật nặng, sản giật và kết quả điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng, Tạp chí Phụ Sản, 2014, 12 (3), tr. 83-87.
[3] Trương Linh Giang, Nghiên cứu giá trị của siêu âm Doppler trong tiên lượng tình trạng sức khỏe của thai ở thai phụ tiền sản giật, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, 2017.
[4] Trịnh Thị Hạnh, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Luận văn bác sĩ nội trú sản, Trường Đaị học Y Dược, Đại học Thái Nguyên, 2020.
[5] Tạ Thị Hồng Hà, Nhận xét công tác tư vấn cho người bệnh tiền sản giật sau mổ đẻ tại Khoa Sản, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2021, Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa I điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, 2021.
[6] Trần Thu Hiền, Thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định sau can thiệp, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, 2017.
[7] Lê Thanh Tùng, Điều dưỡng Sản Phụ khoa dành cho đối tượng sau đại học, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, 2019.
[8] Phạm Văn Tự, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả thai kỳ ở thai phụ tiền sản giật - sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Tạp chí Phụ Sản, 2021, 1 (1), tr. 30-37.
[9] Lâm Đức Tâm và cộng sự, Nghiên cứu kết quả sàng lọc phân nhóm nguy cơ cao bệnh lý tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ năm 2019-2021, Tạp chí Phụ Sản, 2023, 21 (2): 55-61.
[10] American College of Obstetricians and Gynecologists, Chapter 1: Classification of Hypertensive Disorders, Hypertension in Pregnancy, 2013, pp. 13-17.