36. THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ Ở PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ 15-49 TẠI HAI XÃ CỦA HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Trương Thị Thùy Dương1, Hoàng Phương Thảo2, Lê Thị Thanh Hoa3, Hoàng Thị Minh Toàn2, Bùi Thị Lan Thanh2
1 Bộ môn Dinh dưỡng và ATVSTP - Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên
2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên
3 Bộ môn SKMT - SKNN - Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Mục tiêu: Đánh giá thực trạng thừa cân, béo phì ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 tại 2 xã của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên năm 2024 và phân tích một số yếu tố liên quan.


          Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang trên 700 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 tại 2 xã của huyện Định  Hóa, tỉnh Thái Nguyên.


          Kết quả nghiên cứu:  Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thừa cân, béo phì chung là 7,3%, trong đó thừa cân chiếm 4,7% và béo phì chiếm 2,6%. Trong tổng số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, nhóm 35-49 tuổi có tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm tỷ lệ cao nhất (3,7%), trong đó thừa cân là 2,4% và béo phì là 1,3%; tiếp đến là nhóm 25-34 tuổi với 3,1% (thừa cân là 2,0% và béo phì là 1,1%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm 15-24 tuổi với 0,4%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất ở nhóm dân tộc Tày với 5,4% (trong đó thừa cân chiếm 3,7% và béo phì là 1,7%) tiếp đến là nhóm dân tộc Kinh với tỷ lệ thừa cân, béo phì là 1,1% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm các dân tộc khác là 0,7%. Có mối liên quan giữa nhóm trình độ học vấn, tiền sử gia đình có người thừa cân, béo phì, kiến thức, thực hành phòng chống thừa cân, béo phì với với thực trạng thừa cân, béo phì của đối tượng nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Đinh Thị Vân Anh, Trịnh Bảo Ngọc, Trần Thúy Nga (2021), Giá trị khẩu phần của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở vùng miền núi phía Bắc năm 2019, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, tập 15, số 4, tr. 94-103.
[2] Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Huyền Trang, Lê Thị Thanh Hoa (2022), Thực trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành dinh dưỡng hợp lý ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 517, số 1, tr. 158-163.
[3] Nguyễn Thị Thu Liễu, Trịnh Bảo Ngọc (2022), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại vùng trung du và miền núi phía Bắc năm 2019,. Tạp chí Phụ sản, tập 20, số 3, tr. 55-59.
[4] Nguyễn Thùy Linh, Tạ Thanh Nga, Đỗ Thị Minh Anh (2023), Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng thiếu máu thiếu sắt của nữ công nhân 18-35 tuổi tại một công ty ở miền Bắc Việt Nam năm 2020, Tạp chí Y học Việt Nam tập 522, số 2, tr. 299-303.
[5] Trần Việt Nga, Lê Danh Tuyên, Phạm Vân Thú, Trần Thúy Nga và Ninh Thị Nhung (2021), Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Vũ Thư, Thái Bình năm 2015, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm , tập 17, số 6, tr. 8-14.
[6] Nguyễn Lê Thanh Trúc, Lê Thị Thúy Nhi, Nguyễn Hoàng Linh, Lê Thị Trúc Phương (2017), Tỷ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017, Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
[7] Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, Giáo trình Dinh dưỡng - An toàn thực phẩm, 67-68, 94-96, 104-105 (2020).
[8] Susumu Hirabayashi (2016), The interplay between obesity and cancer: a fly view, Dis Model Mech 9(9), pp. 917-926.
[9] World Health Organization (2006), Assessment of nutritional status in adults: report of a WHO expert consultation. Geneva, pp.8-11.