HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG MÓNG TRONG BỆNH VẢY NẾN BẰNG TIÊM TẠI CHỖ TRIAMCINOLONE ACETONIDE

Nguyễn Ngọc Thiện1, Phạm Thị Minh Phương2
1 Bệnh viện Đa khoa Hà đông
2 Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu:  Đánh giá kết quả điều trị tổn thương móng trong bệnh vảy nến bằng tiêm tại chỗ triamcinolone acetonide.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau trên 79 móng của 11 bệnh nhân vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021.


Kết quả: Tổn thương rỗ móng ban đầu là 67 móng, giảm có ý nghĩa thống kê tại tháng thứ 2 với 57 móng (p=0,016) và tháng thứ 4 với 54 móng (p=0,014) tuy nhiên không có sự khác biệt giữa tháng thứ 2 và tháng thứ 4 (p=0,192); các tổn thương rãnh ngang móng, móng xù xì, vạch trắng móng không có sự khác biệt tại thời điểm tháng thứ 2 và 4. Dày sừng dưới móng ban đầu là 61 móng, giảm có ý nghĩa thống kê tại tháng thứ 2 với 52 móng (p=0,031) và tháng thứ 4 với 50 móng (p=0,019) tuy nhiên không có sự khác biệt giữa tháng thứ 2 và tháng thứ 4 (p=0,167); các tổn thương giọt dầu, tách móng, và xuất huyết splinter không có sự khác biệt tại thời điểm tháng thứ 2 và 4. Chỉ số đánh giá độ nặng vảy nến móng (NAPSI) giảm có ý nghĩa thống kê tại thời điểm 2 tháng với mức giảm trung bình 5,1±6,5 (p=0,000) và tiếp tục giảm thêm ở thời điểm 4 tháng với mức giảm so với tháng thứ 2 là 1,5±2,7 (p=0,000). Điểm hoạt động tổn thương móng vảy nến theo Nijmegen (N-NAIL) giảm có ý nghĩa thống kê tại thời điểm 2 tháng với mức giảm trung bình 8,4±8,3 (p=0,000) và tiếp tục giảm thêm ở thời điểm 4 tháng với mức giảm so với tháng thứ 2 là 5,3±6,4 (p=0,000). Tác dụng phụ chủ yếu là tại chỗ gồm teo da, giãn mạch; 33% bệnh nhân nữ có rối loạn kinh nguyệt, không có bệnh nhân nào bùng phát bệnh.


Kết luận: Tiêm tại chỗ triamcinolone acetonide là một phương pháp khá an toàn, giúp cải thiện tổn thương rỗ móng và dày sừng dưới móng tại thời điểm 2 tháng và 4 tháng, nhưng không khác biệt giữa 2 tháng và 4 tháng; không làm thay đổi các tổn thương khác. Tiêm tại chỗ triamcinolone acetonide cũng làm giảm điểm NAPSI và N-NAIL cả sau 2 tháng và 4 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Armstrong AW, Harskamp CT, Armstrong EJ, Psoriasis and metabolic syndrome: A systematic review and meta-analysis of observational studies. J Am Acad Dermatol.; 2013:68:654-62.
2. Armesto S, Esteve A, Coto-Segura P et al., Nail psoriasis in individuals with psoriasis vulgaris: a study of 661 patients. Actas Dermosifiliogr. 2011:102:365-72.
3. Augustin M, Reich K, Blome C, et al., Nail psoriasis in Germany: epidemiology and burden of disease. Br J Dermatol; 2010:163:580-5
4. De Jong EMGJ, Seegers BAMPA, Gulinck MK et al., Psoriasis of the Nails Associated with Disability in a Large Number of Patients: Results of a Recent Interview with 1,728 Patients. Dermatology, 1996:193(4), 300–303. doi:10.1159/000246274.
5. Darjani A, Nafezi R, Moladoust H, Nail Involvements as an Indicator of Skin Lesion Severity in Psoriatic patients, Acta Dermatovenerol Croat. Dec; 2018:26(4):307-313.
6. Khawer S, Waqar A, Treatment of nail psoriasis with a modified regimen of steroid injections. J Coll Physicians Surg Pak; 2008:18(2):78-81.
7. Einapak B, Narumol S, Nasuda D et al., A Randomised Comparison of Efficacy and Safety of Intralesional Triamcinolone Injection and Clobetasol Propionate Ointment for Psoriatic Nails. Journal of Dermatological Treatment, 2018:45, p1473-1503.
8. Enjeksiyonlarının E, Güvenilirliğinin K, The Comparison of the Efficacy and Safety of Intralesional Triamcinolone Acetonide and Methotrexate Injections for the Treatment of Fingernail Psoriasis, Journal of Ankara University Faculty of Medicine;2018, 71(2):145-151
9. Melissa NB, Vincent R, Isabelle M et al., Treatment of Nail Psoriasis with Intralesional Triamcinolone Acetonide Using a Needle-Free Jet Injector: A Prospective Trial, Journal of Cutaneous Medicine and Surgery, 2013:18, pp 38-42.