28. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC CẤU TRÚC TRONG KHOANG MŨI TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ DẪN LƯU KHE GIỮA TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: khảo sát các đặc điểm lâm sàng và các cấu trúc trong khoang mũi anh hưởng đến sự dẫn lưu khe giữa trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang loạt ca lâm sàng. Kết quả: trong số 183 bệnh nhân đến khám tỷ lệ cao nhất là chảy mũi 50,2%, nghẹt mũi 27,2%, nặng đầu-mặt chiếm 21,7%, nhảy mũi 1,1%. tỷ lệ niêm mạc hốc mũi sung huyết cao nhất với 73,4%. Trường hợp dị hình vách ngăn chiếm đa số với tỷ lệ 74,3%, có 35,4% xuất hiện xoang hơi cuốn mũi. Tỷ lệ nhầy đục ở khe giữa chiếm hơn 53,6%.
Kết luận: trong số các bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu ghi nhận sự xuất hiện triệu chứng chảy mũi và nghẹt mũi chiếm tỉ lệ cao nhất, và sự xuất hiện của các dị hình vách ngăn chiếm đa số ở bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dị hình vách ngăn, xoang hơi cuốn mũi giữa, căng nặng mặt
Tài liệu tham khảo
[2] Lê Văn Vĩnh Quyền, Trần Ngọc Tường Linh, Lê Quang Hưng (2019), “So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giải phẫu bệnh và hiệu quả điều trị bằng corticoid tại chổ trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi tăng eosinophil ưu thế và không tăng eosinophil ưu thế”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 23 (3), trang 66
[3] Lương Minh Thiện, Châu Chiêu Hòa, Phạm Thanh Thế (2022), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm xoang mạn tính polyp khe giữa bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2021-2022”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, tập 50, trang 100-108.
[4] Ngô Văn Công (2021), “Đánh giá hiệu quả phối hợp mở khe giữa và khe dưới qua nội soi mũi trong điều trị viêm xoang hàm do nấm tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp Chí Y học Việt Nam, tập 506(2), trang 276-278.
[5] Anna-Maria Papadopoulou et al (2022), Anatomical Variations of the Sinonasal Area and Their Clinical Impact on Sinus Pathology: A Systematic Review. Int Arch Otorhinolaryngol 2022;26(3): e491–e498. DOI https://doi.org/10.1055/s-0042-1742327. ISSN 1809-9777.
[6] Stryjewska-Makuch G (2018), Bacteriological analysis of isolated chronic sinusitis without polyps. Postepy Dermatol Alergol. 2018 Aug;35(4):375-380. [PMC free article] [PubMed]
[7] Cho HJ, Kim CH. Oxygen matters: hypoxia as a pathogenic mechanism in rhinosinusitis. BMB Rep. 2018 Feb;51(2):59-64. [PMC free article] [PubMed]
[8] Heath J, Hartzell L, Putt C, Kennedy JL. Chronic Rhinosinusitis in Children: Pathophysiology, Evaluation, and Medical Management. Curr Allergy Asthma Rep. 2018 May 29;18(7):37. [PubMed]