26. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CHỈ SỐ LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA CAO LỎNG HSN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN DO RƯỢU

Trần Thị Hồng Ngãi1, Phạm Anh Tuấn1
1 Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng đến các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng của cao lỏng HSN trong điều trị bệnh gan do rượu. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp.


Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, thử nghiệm lâm sàng, so sánh trước-sau điều trị trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán xác định Bệnh gan do rượu, điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an.


Kết quả: Sau 7 ngày, triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân đều cải thiện, trong đó triệu chứng mệt mỏi giảm từ 100% xuống 70%, chán ăn giảm từ 80% xuống 50%, sốt từ 26,7 xuống còn 3,3%, với p < 0,05. Sau 15 ngày và 30 ngày điều trị, các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân đều cải thiện rõ rệt, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân hội chứng cai có xu hướng giảm, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tỷ lệ người bệnh có triệu chứng đau tức mạn sườn, ăn kém, buồn nôn, nôn, hoàng đản và sốt theo YHCT cải thiện có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sau 30 ngày điều trị, chưa ghi nhận người bệnh có tác dụng không mong muốn trên lâm sàng, số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, giá trị MCV, ure, creatinin thay đổi không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.


Kết luận: Cao lỏng HSN có tính an toàn cao, hiệu quả trong điều trị bệnh gan do rượu, thể hiện trên cả lâm sàng và cận lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Crabb D.W., Im G.Y., Szabo G. và cộng sự. (2020). Diagnosis and treatment of alcohol‐associated liver diseases: 2019 practice guidance from the American Association for the Study of Liver Diseases. Hepatology, 71(1), 306–333
[2] Trần Thị Hồng Ngãi (2019), Nghiên cứu tính an toàn, kết quả điều trị rối loạn chuyển hóa Lipid máu của bài thuốc HSN trên thực nghiệm và lâm sàng, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam, Hà Nội
[3] Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học
[4] O’shea R.S., Dasarathy S., McCullough A.J. và cộng sự. (2010). Alcoholic liver disease. Hepatology, 51(1), 307–328.].
[5] Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2016), Bệnh học nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
[6] Phạm Thị Minh Hiền. (2013), Đánh giá tác dụng của bài thuốc Sài hồ sơ gan thang trên bệnh nhân viêm gan mạn tính do rượu thể nhẹ, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
[7] Je J.-Y. và Lee D.-B. (2015). Nelumbo nucifera leaves protect hydrogen peroxide-induced hepatic damage via antioxidant enzymes and HO-1/Nrf2 activation. Food & Function, 6(6), 1911–1918
[8] Hossain R., Quispe C., Herrera-Bravo J.et al. (2021). Lasia spinosa chemical composition and therapeutic potential: A literature‐based review. Oxidative Medicine and Cellular Longevity, 2021(1), 1602437.
[9] Hong M., Zhang Y., Li S. et al. (2017). A network pharmacology-based study on the hepatoprotective effect of Fructus Schisandrae. Molecules, 22(10), 1617.
[10] Gao S., Chen X., Yu Z. Et al. (2023). Progress of research on the role of active ingredients of Citri Reticulatae Pericarpium in liver injury. Phytomedicine, 154836.