25. THỰC TRẠNG MẮC STRESS Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2024 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng stress của nhân viên y tế (NVYT) và một số yếu tố liên quan tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba năm 2024.
Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt ngang cho 173 NVYT, sử dụng thang điểm DASS-21 để đánh giá mức độ căng thẳng và sử dụng mô hình hồi quy logistic đơn biến để đánh giá mối liên quan với môi trường làm việc, yếu tố gia đình.
Kết quả: Tỷ lệ stress là 19,2%. Trong số đó mức độ nhẹ là 51,5%, mức độ vừa là 27,3%, mức độ nặng là 21,2% (p<0,05). Về yếu tố công việc: Sợ sai sót trong quá trình điều trị người bệnh là nguyên nhân có nguy cơ stress chiếm tỷ lệ cao nhất với OR=7,21 (95% CI: 3,15 – 16,5); Đối với mối quan hệ nơi làm việc: Ít nhận được sự hỗ trợ khi làm việc của đồng nghiệp có nguy cơ strees cao nhất với OR=9,42 (95% CI: 3,30 – 26,9); Đối với yếu tố xung đột giữa công việc và gia đình: Khó xin phép nghỉ trong trường hợp gia đình có việc khẩn cấp các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng stress của NVYT với OR=4,84 (95% CI: 1,92 – 12,1); Đối với môi trường làm việc: Nơi làm việc ồn ào, lộn xộn là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng stress cao nhất với 28,6% và OR=1,98 (95% CI: 1,03 – 4,68).
Kết luận: Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng chiến lược giảm stress toàn diện, bao gồm sắp xếp công việc hợp lý, giảm tải áp lực từ trách nhiệm pháp lý, cải thiện môi trường làm việc và tăng cường hỗ trợ đồng nghiệp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Stress, DASS-21, TTYT huyện Thanh Ba
Tài liệu tham khảo
[2] Ruotsalainen, J.H., et al., Preventing occupational stress in healthcare workers. Cochrane Database Syst Rev. 2015(4): p.2892.
[3] Marijanović, I., et al. Use of the Depression, Anxiety and Stress Scale (DASS-21) Questionnaire to Assess Levels of Depression, Anxiety, and Stress in Healthcare and Administrative Staff in 5 Oncology Institutions in Bosnia and Herzegovina During the 2020 COVID-19 Pandemic. Med Sci Monit, 2021. 27: p. e930812.
[4] Shekhar, S., et al. Assessment of depression, anxiety and stress experienced by health care and allied workers involved in SARS-CoV2 pandemic. J Family Med Prim Care, 2022. 11(2): p. 466-471.
[5] Trương Hùng, Lê Minh Thi, Nguyễn Ngọc Lý. Thực trạng stress của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng trung tâm y tế huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương năm 2023 và một số yếu tố ảnh hưởng. Tạp chí Y học Việt Nam. 530(1B).
[6] Lưu Thị Liên. Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Trường Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 2019.
[7] Nguyễn Thị Bích Thuỷ, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Bình Minh, Nguyễn Hoài Linh, Ngô Văn Toàn. Thực trạng mắc stress và một số yếu tố liên quan ở nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Sơn Tây năm 2022. Tạp chí Y học Cộng đồng, 2023.
[8] Grassi, L. and K. Magnani, Psychiatric Morbidity and Burnout in the Medical Profession: An Italia n Study of General Practitioners and Hospital Physicians. Psychotherapy and Psychosomatics. 69(6): p. 329-334.
[9] Gülşen, M., N. Aydıngülü, and S. Arslan, Physiological and psychological effects of ambient noise in operating room on medical staff. ANZ Journal of Surgery. 91(5): p. 847-853.
[10] Lê Thị Kiều Hạnh, Ngô Văn Toàn, Vũ Minh Hải, Trần Quỳnh Anh. Một số yếu tố liên quan đến stress ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 167(6): p. 253-262.
[11] Blanco-Donoso, L.M., et al., Daily Work-Family Conflict and Burnout to Explain the Leaving Intentions and Vitality Levels of Healthcare Workers: Interactive Effects Using an Experience-Sampling Method. Int J Environ Res Public Health, 2021. 18(4).