22. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG THANG ĐO ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BIẾNG ĂN Ở TRẺ TỪ 6 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Đoàn Thị Huệ1, Nguyễn Thị Tú Ngọc1, Trần Lệ Thu1, Nguyễn Ngọc Hà1, Ngô Toàn Anh2
1 Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng biếng ăn ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi đến khám tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 265 trẻ em và người chăm sóc trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi khám tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 3/2024 - 11/2024 đã tham gia phỏng vấn trực tiếp dựa trên thang đo đánh giá tình trạng biếng ăn của trẻ.


Kết quả: Tỷ lệ nam: nữ: 1,38:1, trẻ nam chiếm đa số 58,1%, tuổi trung bình là 25,43±16,95 tháng, gặp nhiều ở nhóm 13-24 tháng (31,7%), nhóm 6-12 tháng (25,3%). Tỷ lệ biếng ăn trong nghiên cứu là 44,9%; Trong đó, đặc điểm bữa ăn của trẻ: ngậm tương đối lâu (36,2%); Ăn được nửa khẩu phần sau đó ngậm rất lâu (34,0%); Thời gian ăn 1 bữa từ 45-60 phút (13,6%); và có 34,0% trẻ ăn tương đối ít; Đặc điểm hành vi ăn uống của trẻ: Thỉnh thoảng có những hành vi chống đối khi ăn chiếm 51,3%; thỉnh thoảng có những hành vi né tránh khi ăn (51,3%).


Kết luận: tỷ lệ biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là 44,9%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Huỳnh Văn Sơn (2011), "Biểu hiện biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi qua đánh giá của phụ huynh", Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 28, tr. 23-32.
[2] Nguyễn Trường Sơn (2022). Thực trạng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 516 (1), tr. 173-180.
[3] Anne T., Pauline W.J., Jessica C.K. et al. (2014), "Toward an operative diagnosis of fussy/ picky eating: a latent profile approach in a population - based cohort", Internal Journal of behavioral Nutrition and physical activity, 11(14), pp. 22 - 30.
[4] Caroline M.T., Susan M.W., Kate N. et al. (2015), "Picky/ fussy eating in children: Review of definitions, assessment, prevalence and dietary intakes", Appetite, 95, pp. 349-359.
[5] Natasha C.C., Ruopeng A., Soo-Yeun L. et al. (2017), "Correlates of picky eating and food neophobia in young children: a systematic review and meta-analysis", Nutrition Reviews, 75(7), pp. 516-532.
[6] Yong G.H, Lin M-H, Toh T-H, Marsh N.V. Social-Emotional Development of Children in Asia: A Systematic Review. Behavioral Sciences. 2023; 13(2). pp.123.
[7] Nguyễn Đức Tâm, Lưu Thị Mỹ Thục (2017). Thực trạng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
[8] Lưu Thị Mỹ Thục, Nguyễn Thị Hằng Nga, Bùi Thị Nguyệt Ánh. “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi bị biếng ăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương”. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2022;14(1):16-21.
[9] Hoàng Thị Bạch Yến, Lê Thị Hương, Võ Văn Thắng (2019), Xây dựng thang đo đánh giá biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Huế, Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành, số 10-14, tr. 111-117.
[10] Hoang Thi Bach Yen, Le Thi Huong, Vo Van Thang (2019), “Picky eating and nutritional status in children aged 1 to 5 in a city of central Vietnam”, Journal of Medicine and Pharmacy, 9 (3), pp 17-21.
[11] Pauline W.J., L.M de Barse, Vincent W.V.J. et al. (2017), "Bi-directional associations between child fussy eating and parents pressure to eat: who influences whom?", Physiology Behaviour, 176, pp. 101–106.
[12] Ziyi L., Klazine V.D.H, Lisa R.E. et al. (2017), "Perceptions of food intake and weight status among parents of picky eating infants and toddlers in China: A crosssectional study", Appetite, 108, pp. 456-463.