21. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BIẾNG ĂN TÌNH TRẠNG BIẾNG ĂN Ở TRẺ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Đoàn Thị Huệ1, Ngô Thị Vân Anh2, Nguyễn Thị Tú Ngọc1, Nguyễn Ngọc Hà1, Ngô Toàn Anh3
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
3 Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến trẻ biếng ăn đến khám tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh - chứng trên 337 trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi (151 trẻ biếng ăn, 186 trẻ không biếng ăn), khi gia đình trẻ đến khám tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong thời gian từ (3/2024 -10/2024) đạt các tiêu chuẩn chọn mẫu đều được phát phiếu khảo sát tự điền.


Kết quả: Nhóm 25-36 tháng tỷ lệ biếng ăn cao 2,32 lần; nhóm 37-48 tháng tỷ lệ biếng ăn cao hơn 3,09 lần so với nhóm không biếng ăn; trẻ nữ cao hơn hơn 0,57 lần so với trẻ nam; nhóm trẻ có người chăm sóc khác cao hơn 0,48 lần so với nhóm trẻ có bà mẹ là người chăm sóc chính; nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu có tỷ lệ biếng ăn thấp hơn 1,08 lần so với nhóm trẻ khác. Trình độ học vấn, nghề nghiệp của người chăm sóc không liên quan đến tỷ lệ trẻ biếng ăn ở trẻ.


Kết luận: Cần tuyên truyền giáo dục sức khỏe tại các cơ sở tế về tư vấn cho các bà mẹ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu nhằm hạn chế tỷ lệ biếng ăn ở trẻ em < 5 tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Trường Sơn (2022). Thực trạng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 516 (1), tr. 173-180.
[2] Đào Thị Yến Phi (2009), "Tình trạng biếng ăn, đặc điểm nhân trắc và thực hành nuôi dưỡng trẻ dưới 15 tuổi đến khám tại Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2005", Tạp chí nghiên cứu y học, 62(3), tr. 95-100.
[3] Hoang Thi Bach Yen, Le Thi Huong, Vo Van Thang (2019), “Picky eating and nutritional status in children aged 1 to 5 in a city of central Vietnam”, Journal of Medicine and Pharmacy, 9 (3), pp 17-21.
[4] Anne T., Pauline W.J., Jessica C.K. et al. (2014), "Toward an operative diagnosis of fussy/ picky eating: a latent profile approach in a population - based cohort", Internal Journal of behavioral Nutrition and physical activity, 11(14), pp. 22 - 30.
[5] Caroline M.T., Susan M.W., Kate N. et al. (2015), "Picky/ fussy eating in children: Review of definitions, assessment, prevalence and dietary intakes", Appetite, 95, pp. 349-359.
[6] Natasha C.C., Ruopeng A., Soo-Yeun L. et al. (2017), "Correlates of picky eating and food neophobia in young children: a systematic review and meta-analysis", Nutrition Reviews, 75(7), pp. 516-532.
[7] Yong G.H, Lin M-H, Toh T-H, Marsh N.V. Social-Emotional Development of Children in Asia: A Systematic Review. Behavioral Sciences. 2023; 13(2). pp.123.
[8] Nguyễn Đức Tâm, Lưu Thị Mỹ Thục (2017). Thực trạng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
[9] Shim J. E., Kim J.M, Mathai R. A., (2011), Associations of infant feeding practices and picky eating behaviors of preschool children, J Am Diet Assoc, 111(9), pp. 1363-8.
[10] Hoàng Thị Bạch Yến, Lê Thị Hương, Võ Văn Thắng (2019), Xây dựng thang đo đánh giá biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Huế, Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành, số 10-1114, tr. 111-117.
[11] Pauline W.J., L.M de Barse, Vincent W.V.J. et al. (2017), "Bi-directional associations between child fussy eating and parents‟ pressure to eat: who influences whom?", Physiology Behaviour, 176, pp. 101–106
[12] Lưu Thị Mỹ Thục, Nguyễn Thị Hằng Nga, Bùi Thị Nguyệt Ánh. “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi bị biếng ăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương”. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2022;14(1):16-21.
[13] Hoàng Thị Bạch Yến, Lê Thị Hương, Võ Văn Thắng (2018), Một số yếu tố nguy cơ gây biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại Thành phố Huế, Tạp chí Y Dược học, Trường Đại học Y - Dược Huế, 8(3), tr.60-70.
[14] Emel Ö., Zeynep E., Semra Ç. et al. (2012), "Problematic eating behaviour in Turkish children aged 12-72 months: Characteristics of mothers and children", Central European Journal of Public Health, 20(4), pp. 257-261.
[15] Ziyi L., Klazine V.D.H, Lisa R.E. et al. (2017), "Perceptions of food intake and weight status among parents of picky eating infants and toddlers in China: A crosssectional study", Appetite, 108, pp. 456-463.