20. NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN TRÊN NGƯỜI MẮC BỆNH GAN DO RƯỢU CỦA CAO LỎNG HSN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng bảo vệ gan trên người mắc bệnh gan do rượu của cao lỏng HSN
Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, thử nghiệm lâm sàng, so sánh trước-sau điều trị trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán xác định Bệnh gan do rượu, điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an.
Kết quả: sau 30 ngày điều trị, giá trị AST giảm từ 210,98 ± 64,50 U/L xuống còn 87,22 ± 47,66 U/L, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Giá trị ALT giảm từ 86,05 ± 26,29 U/L xuống còn 43,06 ± 12,57U/L, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Giá trị GGT giảm từ 437,50 ± 172,46 U/L xuống còn 181,50 ± 123,07 U/L, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trước điều trị tỷ lệ bệnh nhân GGT sau điều trị > 200 U/L chiếm 96,7%, sau điều trị tỷ lệ bệnh nhân có GGT từ 50 - 100 U/L chiếm 26,6%, 101 - 200 U/L chiếm 36,7% và từ 200 -500 U/L chiếm 36,7%, p < 0,05. Giá trị albumin huyết thanh tăng từ 38,92 ± 4,36 g/L lên 40,51 ± 3,62 g/L, p < 0,05. Giá trị Bilirubin TP giảm từ 34,06 ± 7,28 xuống 18,28 ± 4,36 µmol/L, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ prothrombin tăng từ 86,74 ± 9,09 lên 96,96 ± 2,92%, p < 0,05.
Điểm Maddrey trung bình giảm từ 7,14 ± 7,35 xuống -1,75 ± 3,30, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Kết luận: Cao lỏng HSN có tác dụng tốt trên người bệnh mắc bệnh gan do rượu, thông qua việc cải thiện các chỉ số AST, ALT, GGT, albumin, bilirubin, prothrombin và điểm Maddrey.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bảo vệ gan, HSN, y học cổ truyền
Tài liệu tham khảo
[2] World Health Organization, A universal truth: no health without a workforce. Global Health Workforce Alliance. World Health Organization, 2014.
[3] Bộ Y tế, Báo cáo số 11/BC-BYT về tổng kết công tác y tế năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024. 2024: Hà Nội.
[4] Nguyễn Viết Quý, et al., Động lực làm việc của nhân viên y tế tại Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội năm 2022. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 2022. 64(2).
[5] Nguyễn Đình Hoàng and Nguyễn Thanh Hương, Động lực làm việc của nhân viên y tế và một số giải pháp cải thiện tại Trung tâm Y tế huyện Phù Mỹ - Bình Định. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, 2018. 2(1).
[6] Trần Thị Lý, et al., Yếu tố duy trì động lực làm việc của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại Trung tâm Y tế huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, năm 2020-2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022. Tập 518(số 1): p. 194-199.
[7] Trương Quốc Dũng, Động lực làm việc và một số yếu tố ảnh hưởng của nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2018, in chuyên ngành Tổ chức quản lý Y tế. 2018, Trường Đại học Y tế Công cộng: Hà Nội
p. 101 tr.
[8] Nguyễn Văn Biên, Lã Ngọc Quang, and Nguyễn Xuân Bái, Động lực làm việc của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại trung tâm y tế huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023. 533(2): p. 189-194.
[9] Nguyễn Thị Phương Lan, et al., Động lực làm việc của cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên năm 2023. Tạp chí Y học Dự phòng, 2024. 34(1): p. 97-104.
[10] World Health Organization, Working Together for Health: World Health Report 2006. Geneva, Switzerland: World Health Organization. 2006.
[11] Phạm Huy Hiệp, Lưu Thị Kim Oanh, and Lê Hải Yến, Động lực làm việc của điều dưỡng tại Trung tâm y tế Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2021. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, 2021. 5(6).
[12] Ban Tuyên giáo Trung ương and Trường Đại học Y Hà Nội, Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới hệ thống y tế Việt Nam - Thành tựu và thách thức. 2015, Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.
[13] Quyen, B.T.T., V.T.H. Lan, and H.V. Minh, Job satisfaction of healthcare workers in Vietnam: A multilevel study. International Journal of Healthcare Management, 2021. 14(4): p. 1091-1097.
[14] Baljoon, R.A., H.E. Banjar, and M.A. Banakhar, Nurses' Work Motivation and the Factors Affecting It: A Scoping Review. International Journal of Nursing & Clinical Practices, 2018. 5(1)