14. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Thùy Linh1, Mai Hóa2, Vi Mai Anh2, Vũ Ngọc Ánh3, Huỳnh Tấn Đạt3, Đinh Thị Thùy Dung3, Trần Phan Mỹ Duyên3, Phan Chuyên Nhi3
1 Trường Đại học khoa học sức khỏe
2 Bệnh viện thành phố Thủ Đức
3 Trường Cao đẳng công nghệ cao Đồng An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An, năm 2024 và các yếu tố liên quan


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An từ tháng 9 đến tháng 12/2024, với 430 sinh viên khóa 2021 liên thông chính quy, chọn mẫu thuận tiện. Dữ liệu thu thập qua bộ câu hỏi gồm: thông tin nhân khẩu học, kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), dựa trên các nghiên cứu trước đó và điều chỉnh phù hợp.


Kết quả: 42,09% sinh viên hiểu đúng khái niệm CSSKSS, 29,07% nắm rõ nội dung chính, 53,02% có kiến thức đúng về tránh thai, chỉ 17,44% hiểu rõ về bệnh lây truyền qua đường tình dục. 66,51% đánh giá CSSKSS rất quan trọng, nhưng vẫn còn quan điểm khác nhau về quan hệ tình dục trước hôn nhân và nạo phá thai. Phân tích Pearson cho thấy mối liên hệ giữa kiến thức và thái độ khá rõ (r = 0,416; p < 0,001), nhưng giữa thái độ và hành vi còn yếu (r = 0,118; p = 0,014).


Kết luận: Nghiên cứu cho thấy sinh viên có nhận thức tốt về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) nhưng kiến thức thực tế vẫn còn hạn chế, đặc biệt về biện pháp tránh thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mối liên hệ giữa kiến thức và thái độ khá rõ ràng, nhưng thái độ chưa tác động mạnh đến hành vi. Do đó, cần tăng cường giáo dục CSSKSS để nâng cao hiểu biết và thực hành đúng trong sinh viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Dũng ĐX. Chuyên đề Dậy thì – sức khỏe tình dục – sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam. 2010.
[2] Nguyên TT. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang về sức khỏe sinh sản [Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học ]: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; 2007.
[3] Starrs AM, Ezeh AC, Barker G, Basu A, Bertrand JT, Blum R, et al. Accelerate progress-sexual and reproductive health and rights for all: report of the Guttmacher-Lancet Commission. Lancet (London, England). 2018;391(10140):2642-92.
[4] Hạnh BT. Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay [Luận văn thạc sĩ xã hội học ]: Đại học Khoa học xã hội & Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội 2009.
[5] UNFPA QDsLhq-. Báo cáo UNFPA năm 2022. 2022.
[6] UNFPA QDsLhq. Gần một nửa số trường hợp mang thai là ngoài ý muốn — một cuộc khủng hoảng toàn cầu, theo báo cáo mới của UNFPA 2022 [Available from: https://vietnam.unfpa.org/vi/news/gan-mot-nua-so-truong-hop-mang-thai-la-ngoai-y-muon-mot-cuoc-khung-hoang-toan-cau-theo-bao.
[7] Thị Bích Nguyệt N, Thị Mai Thơ N, Thị Quỳnh Hương H. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về Sức khỏe sinh sản của nữ vị thành niên tại Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;518(2).
[8] Nguyễn VT, Nguyễn ĐT. Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2024:51-8.
[9] Nguyễn NN, Nguyễn TQ, Trần MH. Khảo sát kiến thức và thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên ở học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt thành phố Yên Bái năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;535(2).
[10] 1Mai Thúy M, Phạm Văn T. Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về sức khỏe sinh sản của sinh viên Học viện Y năm 2017. Tạp chí Y học Quân sự. 2021(350):48-52.
[11] Võ Thị Thùy L. Kiến thức về một số biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan của sinh viên khoa Y - dược, Trường đại học Trà Vinh năm 2020. . Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022(48):136-41.