9. KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA LOÃNG XƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN CHƯA LỌC MÁU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát mối liên quan giữa loãng xương và các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn 3-5 chưa lọc máu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang gồm 101 bệnh nhân tại Khoa Nội Thận - Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2021 đến tháng 6/2023. Mật độ xương được đo bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép.
Kết quả: Mật độ xương giảm dần theo tuổi. Mật độ xương ở nữ thấp hơn nam và ở nữ giới mãn kinh thấp hơn nữ giới chưa mãn kinh. Theo tiêu chuẩn phân loại của WHO, loãng xương ở cột sống thắt lưng, cổ xương đùi, toàn bộ xương đùi có tỷ lệ lần lượt là 53,5%, 7,9%, 21,8%; thiếu xương ở cột sống thắt lưng, cổ xương đùi, toàn bộ xương đùi có tỷ lệ lần lượt là 23,8%, 24,8%, 40,6%. Tỷ lệ loãng xương trên bệnh nhân bệnh thận mạn tính dựa vào điểm cắt mật độ xương < 0,625 g/cm2 ở cột sống thắt lưng, cổ xương đùi, toàn bộ xương đùi lần lượt là 19,8%, 30,7%, 29,7%. Mật độ xương tương quan nghịch với tuổi ở 3 vị trí đo. Mật độ xương tại cột sống thắt lưng tương quan thuận với BMI (r = 0,206). Mật độ xương tại mỗi đốt sống thắt lưng có mối tương quan nghịch với điểm canxi hóa động mạch chủ bụng từng phân đoạn tương ứng theo thang điểm Kauppila (p < 0,001). Mật độ xương toàn bộ xương đùi tương quan nghịch với phospho (r = -0,209), tích canxi × phospho (r = -0,242) và PTH (r = -0,231).
Kết luận: Tỷ lệ thiếu xương và loãng xương ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính cao. Mật độ xương có mối tương quan nghịch với tuổi. Mật độ xương cột sống thắt lưng tương quan thuận với BMI, tương quan nghịch với điểm canxi hóa động mạch chủ bụng. Mật độ xương toàn bộ xương đùi tương quan nghịch với phospho, tích canxi × phospho và PTH.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh thận mạn tính, mật độ xương, loãng xương.
Tài liệu tham khảo
[2] Bikbov B, Purcell C.A, Levey A.S et al, Global, regional, and national burden of chronic kidney disease, 1990-2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017, Lancet, 2020, 395 (10225), pp. 709-733.
[3] Kovesdy C.P, Epidemiology of chronic kidney disease: an update 2022, Kidney Int Suppl, 2022, 12 (1), pp. 7-11.
[4] Rodríguez-García M, Gómez-Alonso C, Naves-Díaz M et al, Vascular calcifications, vertebral fractures and mortality in haemodialysis patients, Nephrol Dial Transplant, 2009, 24 (1), pp. 239-246.
[5] International society of nephrology, KDIGO 2017 Clinical Practice Guideline Update for the Diagnosis, Evaluation, Prevention, and Treatment of Chronic Kidney Disease-Mineral and Bone Disorder (CKD-MBD), Kidney Int Suppl, 2017, 7 (1), pp. 1-59.
[6] Kanis J.A, Melton L.J, Christiansen C et al, The diagnosis of osteoporosis, J Bone Miner Res, 1994, 9 (8), pp. 1137-1141.
[7] Martin K.J, Floege J, Ketteler M, Bone and Mineral Metabolism in Chronic Kidney Disease, Comprehensive Clinical Nephrology, 2010, pp. 969-984.
[8] Kauppila L.I, Polak J.F, Cupples L.A et al, New indices to classify location, severity and progression of calcific lesions in the abdominal aorta: a 25-year follow-up study, Atherosclerosis, 1997, 132 (2), pp. 245-250.
[9] Peeters M.J, van den Brand J.A, van Zuilen A.D et al, Abdominal aortic calcification in patients with CKD, J Nephrol, 2017, 30 (1), pp. 109-118.
[10] Dhakshinamoorthy J, Elumalai R.P, Dev B et al, Assessment of Abdominal Aortic Calcification in Predialysis Chronic Kidney Disease and Maintenance Hemodialysis Patients, Saudi J Kidney Dis Transpl, 2017, 28 (6), pp. 1338-1348.
[11] Đỗ Gia Tuyển, Nguyễn Văn Thanh, Mật độ xương ở bệnh nhân nam suy thận giai đoạn III và IV, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2011, 76 (5), tr. 21-28.
[12] Bạch Thị Nhớ, Trần Thị Tô Châu, Đặng Thị Việt Hà, Khảo sát mật độ xương và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh viện 19-8, Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 527 (1B), tr. 359-363.
[13] Najar M.S, Mir M.M, Muzamil M, Prevalence of osteoporosis in patients with chronic kidney disease (stages 3-5) in comparison with age and sex-matched controls: A study from Kashmir Valley Tertiary Care Center, Saudi J Kidney Dis Transpl, 2017, 28 (3), pp. 538-544.