5. ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GAN VÀ THẬN Ở BỆNH NHÂN HIV ĐIỀU TRỊ ARV TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN 2023-2024 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Trần Nguyễn Ái Thanh1
1 Bệnh viện thành phố Thủ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chức năng gan và thận ở bệnh nhân nhiễm HIV điều trị ARV tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức trong giai đoạn 2023-2024 và xác định các yếu tố liên quan đến suy giảm chức năng thận và tăng men gan.


Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả được thực hiện tại Đơn vị Nhiễm, Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện thành phố Thủ Đức trên 235 bệnh nhân HIV đủ tiêu chuẩn. Các chỉ số xét nghiệm máu bao gồm ALT, AST và creatinine được đánh giá trước và sau 1 năm điều trị ARV.


Kết quả: Nghiên cứu cho thấy sau 1 năm điều trị ARV, tỉ lệ suy giảm chức năng thận tăng lên với tỉ lệ bệnh nhân có chức năng thận bình thường giảm từ 74,5% xuống 66,8%. Tỉ lệ bệnh nhân bị tăng men gan cũng tăng nhẹ từ 11,5% lên 12,8%. Giới tính và bệnh lý tim mạch là các yếu tố có ý nghĩa thống kê liên quan đến suy thận (p < 0,05). Tuy nhiên, không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố khác như tuổi, nơi ở hoặc bệnh lý hô hấp với sự suy giảm chức năng gan.


Kết luận: Sau 1 năm điều trị ARV, nguy cơ suy giảm chức năng thận tăng và có sự gia tăng nhẹ trong tình trạng tăng men gan ở bệnh nhân HIV. Việc theo dõi và quản lý chức năng gan, thận là rất cần thiết trong quá trình điều trị ARV, đặc biệt đối với bệnh nhân nam và những người mắc bệnh tim mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hữu Tùng, Việt Nam ngăn ngừa được gần 1 triệu người không bị nhiễm HIV trong vòng 20 năm qua từ những can thiệp nào?, 2023, [Truy cập ngày 30/06/2024], Available from: https://vaac.gov.vn/viet-nam-ngan-ngua-duoc-gan-1-trieu-nguoi-khong-bi-nhiem-hiv-trong-vong-20-nam-qua-tu-nhung-can-thiep-nao.html.
[2] Price C.J, Thio L.C, Liver disease in the HIV-infected individual, Clin Gastroenterol Hepatol, 2010 Dec, 8 (12): 1002-12.
[3] Razzak-Chaudhary S, Workeneh B.T, Montez-Rath M.E, Zolopa A.R, Klotman P.E, Winkelmayer W.C, Trends in the outcomes of end-stage renal disease secondary to human immunodeficiency virus-associated nephropathy, Nephrology, dialysis, transplantation : official publication of the European Dialysis and Transplant Association - European Renal Association, 2015 Oct, 30 (10): 1734-40.
[4] Ryom L, Mocroft A, Kirk O, Worm S.W, Kamara D.A, Reiss P et al, Association between antiretroviral exposure and renal impairment among HIV-positive persons with normal baseline renal function: the D:A:D study, The Journal of infectious diseases, 2013 May 1, 207 (9): 1359-69.
[5] Kwo P.Y, Cohen S.M, Lim J.K, ACG Clinical Guideline: Evaluation of Abnormal Liver Chemistries, The American journal of gastroenterology, 2017 Jan, 112 (1): 18-35.
[6] Longenecker C.T, Scherzer R, Bacchetti P, Lewis C.E, Grunfeld C, Shlipak M.G, HIV viremia and changes in kidney function, AIDS (London, England), 2009 Jun 1, 23 (9): 1089-96.
[7] Heron J.E, Bagnis C.I, Gracey D.M, Contemporary issues and new challenges in chronic kidney disease amongst people living with HIV, AIDS Research and Therapy, 2020, 17 (1): 11.
[8] Peluso M.J, Colby D.J, Pinyakorn S, Ubolyam S, Intasan J, Trichavaroj R et al, Liver function test abnormalities in a longitudinal cohort of Thai individuals treated since acute HIV infection, Journal of the International AIDS Society, 2020 Jan, 23 (1): e25444.
[9] Lucas G.M, Clarke W, Kagaayi J, Atta M.G, Fine D.M, Laeyendecker O et al, Decreased kidney function in a community-based cohort of HIV-Infected and HIV-negative individuals in Rakai, Uganda. Journal of acquired immune deficiency syndromes (1999) , 2010 Dec, 55 (4): 491-4.
[10] Neff G.W, Jayaweera D, Sherman K.E, Drug-Induced Liver Injury in HIV Patients, Gastroenterology & hepatology, 2006 Jun, 2 (6): 430-7.