10. SỬ DỤNG LIỆU PHÁP HÚT CHÂN KHÔNG TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG SAU PHẪU THUẬT VẸO CỘT SỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm trùng sau phẫu thuật cột sống là một vấn đề rất nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải nằm viện kéo dài, tăng chi phí và đôi khi buộc phải tháo bỏ dụng cụ cố định bên trong ảnh hưởng đáng kể đến kết quả điều trị. Cho đến nay, nhiều phác đồ điều trị đã được khuyến nghị gồm cắt lọc mô hoại tử, kháng sinh và quản lý mô mềm, nhưng cho kết quả khác nhau. Việc sử dụng liệu pháp hút chân không ngày càng trở nên phổ biến trong việc kiểm soát các vết thương cấp tính, bán cấp tính và mạn tính.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu việc sử dụng hệ thống hút chân không trong điều trị nhiễm trùng sau phẫu thuật vẹo cột sống.
Phương pháp: Thực hiện một nghiên cứu hồi cứu trên 3 bệnh nhân bị nhiễm trùng sau phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống từ tháng 1/2022 đến tháng 4/2024. Tất cả bệnh nhân đều được điều trị bằng hệ thống hút chân không tưới rửa (hút chân không kết hợp với hệ thống tưới hút kín) cho đến khi vết thương thỏa mãn các điều kiện đóng vết thương thứ cấp.
Kết quả: 2 bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp hút chân không hai lần và 1 bệnh nhân được điều trị bằng hút chân không một lần. Tất cả các bệnh nhân đều có nền vết thương tốt và khâu da thứ cấp sau trung bình 12,3 ngày. Không cần phải tháo dụng cụ. Thời gian nằm viện trung bình là 29,3 ngày. Không có trường hợp nhiễm trùng tái phát và không mất khả năng điều chỉnh biến dạng cột sống trong thời gian theo dõi.
Kết luận: Cỡ mẫu nhỏ và tính chất hồi cứu là những hạn chế. Nghiên cứu này cho thấy những ưu điểm của việc sử dụng hút chân không ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng sau phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống. Nó giúp làm liền vết thương, ngăn ngừa tình trạng bệnh kéo dài cũng như tháo bỏ dụng cụ làm ảnh hưởng đến kết quả nắn chỉnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hút chân không, nhiễm trùng, cắt lọc.
Tài liệu tham khảo
[2] Argenta L.C, Morykwas M.J. Vacuum assisted wound closure: A new method for wound control and treatment - clinical experience. Ann Plast Surg, 1997, 38 (6): 563-576.
[3] Ousey K.J, Atkinson R.A, Williamson J.B, Lui S. Negative pressure wound therapy for spinal wounds: a systematic review. Spine J, 2013, 13 (10): 1393-1405, doi:10.1016/j.spinee.2013.06.040
[4] Mehbod A.A, Ogilvie J.W, Pinto M.R et al. Postoperative deep wound infections in adults after spinal fusion: management with vacuum-assisted wound closure. J Spinal Disord Tech, 2005, 18 (1): 14-17.
[5] Labler L, Keel M, Trentz O, Heinzelmann M. Wound conditioning by vacuum-assisted closure in postoperative infections after dorsal spine surgery. Eur Spine J, 2006, 15 (9): 1388-1396, doi:10.1007/s00586-006-0164-2.
[6] Jones G.A, Butler J.A, Lieberman I.H, Schlenk R. Negative-pressure wound therapy in the treatment of complex postoperative spinal wound infections: complications and lessons learned using vacuum-assisted closure. J Neurosurg Spine, 2007, 6 (5): 407-411, doi:10.3171/spi.2007.6.5.407.