2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC TRƯỜNG HỢP CẮT TỬ CUNG TRONG VÀ SAU ĐẺ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng các trường hợp cắt tử cung trong và sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2023.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 276 trường hợp được mổ cắt tử cung trong và sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2023.
Kết quả: Tỷ lệ cắt tử cung trong và sau đẻ chiếm 0,16% tổng số ca đẻ. Tuổi trung bình của các sản phụ trong nghiên cứu là 34,9 ± 4,7. Số sản phụ có tiền sử sinh con ≥ 2 lần chiếm đa số các trường hợp cắt tử cung (73,6%), trong đó phần lớn sản phụ có tiền sử mổ đẻ 2 lần. Phần lớn các sản phụ có tiền sử sảy, nạo, hút thai ít nhất 1 lần (51,1%). Đa số các sản phụ đều mổ lấy thai sau đó cắt tử cung trong hoặc ngay sau mổ lấy thai, có 23 ca sản phụ đẻ thường sau đó phải cắt tử cung sau đẻ.
Kết luận: Mẹ có tiền sử đẻ con nhiều lần và đặc biệt là tiền sử mổ đẻ là yếu tố nguy cơ chính cắt tử cung trong và sau đẻ ở những thai kỳ tiếp theo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cắt tử cung, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, mổ lấy thai, đẻ thường
Tài liệu tham khảo
[2] Karen M Flood, Soha Said, Michael Geary, Michael Robson, Christopher Fitzpatrick, Fergal D, Malone, Changing trends in peripatum hysterectomy over the last 4 decades, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 2009, Volume 200, Isscue 6, pp. 632, E1-632. E6.
[3] Kallianidis, Athanasios F MD, MSc, Rijntjes, Douwe BSc, Brobbel, Carolien MD, MSc, Dekkers, Olaf M MD, PhD, Bloemenkamp, Kitty W.M MD PhD, van den Akker, Thomas MD, PhD, Incidence, Indications, Risk Factors, and Outcomes of Emergency Peripartum Hysterectomy Worldwide, Obstetrics & Gynecology, 2023, 141 (1), pp. 35-48.
[4] Ngô Minh Thắng, Nhận xét các trường hợp phẫu thuật cắt tử cung trong và sau sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, 2022.
[5] Tahlak M.A, Abdulrahman M, Emergency peripartum hysterectomy in the Dubai health system: A fifteen year experience, Turk J Obstet Gynecol, 2018, 15 (1), pp. 1-7.
[6] Phan Thị Ánh Tuyết, Nhận xét các chỉ định cắt tử cung trong và sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương 6/2000-6/2005, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, 2005.
[7] Sharma B, Sikka P et al, Peripartum hysterectomy in a tertiary care hospital: Epidemiology and outcomes, J Anaesthesiol Clin Pharmacol, 2017, 33 (3), pp. 324-328.
[8] Nguyễn Thị Mơ, Thực trạng cắt tử cung trong và sau đẻ tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong 5 năm, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên, 2020.
[9] Karami M, Jenabi E et al, The association of placenta previa and assisted reproductive techniques: a meta-analysis, J Matern Fetal Neonatal Med, 2018, 31 (14), pp. 1940-1947.
[10] Nyflot L.T, Sandven I et al, Risk factors for severe postpartum hemorrhage: a case-control study, BMC Pregnancy Childbirth, 2017; 17 (1), pp. 17.