50. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ Y HỌC GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI DÂN Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2024

Phan Duy Nguyên1, Lương Thị Hương Loan2
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan tới kiến thức về y học gia đình của người dân ở thành phố Thái Nguyên năm 2024.


Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 425 người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ tháng 1/2024 đến tháng 12/2024.


Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 56,7 ± 18,7 tuổi, nữ giới chiếm tỉ lệ 60,2% cao hơn so với nam giới. Trình độ học vấn chủ yếu là trên trung học phổ thông chiếm 70,6%. Kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu về y học gia đình tốt chỉ chiếm 8,2%, còn lại là không tốt. Nguồn tiếp cận thông tin phổ biến nhất là Internet (80,4%), không có đối tượng nào nhận thông tin từ phía nhân viên y tế. Yếu tố liên quan đến kiến thức về y học gia đình của đối tượng là trình độ học vấn, nguồn tiếp nhận thông tin từ báo chí, Internet, tivi, bạn bè và người thân (p < 0,05).


Kết luận: Kiến thức về y học gia đình là yếu tố quan trọng và cần được quan tâm bởi ảnh hưởng tới khả năng phát triển, nhân rộng của mô hình y học gia đình tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020, Hà Nội, 2013.
[2] Bộ Y tế, Quyết định số 1568/QĐ-BYT ngày 27/4/2016 phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Hà Nội, 2016.
[3] Ngô Thị Huyền Trang, Thực hành khám chữa bệnh của bác sĩ chuyên khoa I y học gia đình tại 7 tỉnh, thành phố trong cả nước từ tháng 12/2012 đến tháng 11/2012, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2013.
[4] Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và xác định nhu cầu của cộng đồng trong việc triển khai dịch vụ bác sĩ gia đình tại Hà Nội năm 2011, Luận văn thạc sĩ y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội, 2013.
[5] Phan Kim Huỳnh, Trần Thị Quỳnh Anh, Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ theo mô hình y học gia đình của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2016, 5, tr. 231-237.
[6] Vũ Thanh Bình, Thực trạng hiểu biết về bác sĩ gia đình và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người bệnh tại phòng khám Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp năm 2017, Luận văn thạc sĩ y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội, 2017.
[7] Yip W et al, 10 years of health-care reform in China: progress and gaps in Universal Health Coverage, The Lancet, 2019, 394, p. 1192-1204.
[8] Xiao Y, Song Y, Du N, Li Y, Challenges in establishing a strong family medicine system in China, Family Practice, 2021, 38, p. 850-851.