14. KIẾN THỨC VỀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2024

Nguyễn Văn Lành1, Nguyễn Thanh Bình2, Nguyễn Kim Khánh Tiên3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trung tâm Y tế thành phố Ngã Bảy
3 Trường Đại học Võ Trường Toản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định thực trạng kiến thức về phòng, chống bệnh sởi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang năm 2024.


Đối tượng và phương pháp: Điều tra mô tả cắt ngang trên 400 bà mẹ tham gia nghiên cứu về kiến thức phòng, chống bệnh sởi. Số liệu thu thập được làm sạch và xử lý thông tin trước khi bắt đầu phân tích bằng các phần mềm Epidata 6.1 và SPSS 26.


Kết quả: Kiến thức về phòng, chống bệnh sởi của đối tượng nghiên cứu bao gồm: nguyên nhân gây bệnh sởi do virus (49%); nguồn lây truyền bệnh qua đường hô hấp (44,5%), qua tiếp xúc với người mắc sởi (22,3%); dấu hiệu phát hiện bệnh nhân sởi là sốt (35,3%); không biết biến chứng của bệnh sởi (49,3%); dự phòng bệnh sởi bằng cách tiêm vắc-xin sởi (69,8%); tiếp cận được thông tin về phòng, chống bệnh sởi (85,3%); kiến thức chung về phòng, chống bệnh sởi đạt chiếm 47%, kiến thức chung không đạt chiếm 53%.


Kết luận: Thực trạng các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có kiến thức chung về phòng, chống bệnh sởi đạt chiếm 47%, không đạt chiếm 53%. Tỉ lệ có kiến thức chung đạt tuy chưa cao, nhưng cũng đã được nâng lên so với trước.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Quốc hội. Luật số 03/2007/QH12, ngày 21 tháng 11 năm 2007, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
[2] Bộ Y tế. Quyết định số 1327/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2014 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.
[3] Bộ Y tế. Quyết định số 4845/QĐ-BYT ngày 25/12/2012 ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sởi, Rubella.
[4] Đặng Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Cường, Phan Trọng Lân, Phạm Ngọc Đính. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại khu vực miền Bắc giai đoạn 2008-2012, Tạp chí Y học dự phòng, 2014, tập XXIV, số 8 (157).
[5] Đinh Thị Diễm Thúy (2010), Kiến thức phòng ngừa bệnh sởi của thân nhân tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 11/2009 đến tháng 4/2010. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tập 14, phụ bản số 4, tr. 182-187.
[6] Nguyễn Đăng Vững, Trần Thanh Thủy, Mai Thị Lan Hương. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh sởi của phụ nữ mang thai tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2020 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 508 (2), tr. 336-340.
[7] Đoàn Văn Dương. Thực trạng dịch sởi, công tác đáp ứng phòng chống dịch và kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh sởi tại 5 xã của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa năm 2016, http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3170.
[8] Hồng Diễm. Y tế: Từ đầu năm đến nay ghi nhận đến 98 ca bệnh sởi, https://baohaugiang.com.vn/y-te/tu-dau-nam-den-nay-ghi-nhan-den-98-ca-benh-soi-136802.html.