28. MỨC ĐỘ VĂN HÓA SỨC KHỎE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI MẮC TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ văn hóa sức khỏe và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi mắc tăng huyết áp tại Bệnh viện C Đà Nẵng năm 2019.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện với cỡ mẫu 513 người cao tuổi mắc tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện C Đà Nẵng từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019.
Kết quả: Điểm văn hóa sức khỏe chung ở mức 25,3 ± 5,9; tỉ lệ hạn chế về văn hóa sức khỏe chiếm 91,8%. Một số yếu tố liên quan đến văn hóa sức khỏe là tuổi, trình độ học vấn, bệnh mạn tính mắc kèm và tình trạng sức khỏe hiện tại (p < 0,05).
Kết luận: Tỉ lệ hạn chế về văn hóa sức khỏe của người cao tuổi mắc tăng huyết áp trên địa bàn nghiên cứu ở mức cao. Tuổi cao, trình độ học vấn thấp, có mắc bệnh mạn tính đi kèm và sức khỏe hiện tại kém là những mối liên quan thuận đến văn hóa sức khỏe của người cao tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Văn hóa sức khỏe, người cao tuổi, tăng huyết áp, Đà Nẵng
Tài liệu tham khảo
[2] Institute of Medicine Committee on Health Literacy. Health Literacy: A Prescription to End Confusion, Washington (DC). National Academies Press (US), 2004.
[3] Bailey S.C, Fang G, I.E Annis et al. Health literacy and 30-day hospital readmission after acute myocardial infarction. BMJ Open, 2015, 5 (6), pp. e006975.
[4] Nation United. Ageing, 2022, from: https://www.un.org/en/global-issues/ageing.
[5] Tổng cục Thống kê. Người cao tuổi Việt Nam: Phân tích từ điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2021.
[6] Bozkurt H, Demirci H. Health literacy among older persons in Turkey, Aging Male, 2019, 22 (4), pp. 272-277.
[7] Chajaee F, Pirzadeh A, Hasanzadeh A et al. Relationship between health literacy and knowledge among patients with hypertension in Isfahan province, Iran. Electron Physician, 2018, 10 (3), pp. 6470-6477.
[8] Hoàng Thị Thanh Tú. Nghiên cứu văn hóa sức khỏe ở người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp đang được quản lý tại các trạm y tế tại thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị năm 2016. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế, 2017.
[9] Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA). Già hóa dân số và người cao tuổi Việt Nam, 2011.
[10] Lê Văn Hợi. Một số đặc điểm nhân khẩu học và thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại một vùng nông thôn Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu khoa học, 2016, tr. 158.
[11] Bennett I.M, Chen J, Soroui J.S et al. The contribution of health literacy to disparities in self-rated health status and preventive health behaviors in older adults. Ann Fam Med, 2009, 7 (3), pp. 204-211.
[12] Duong V.T, Lin I.F, Sorensen K et al. Health Literacy in Taiwan: A Population-Based Study. Asia Pac J Public Health, 2015, 27 (8), pp. 871-880.
[13] Shibuya A, Inoue R, Ohkubo T et al. The relation between health literacy, hypertension knowledge, and blood pressure among middle-aged Japanese adults. Blood Press Monit, 2011, 16 (5), pp. 224-230.