25. DỊCH TỄ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2020-2024

Huỳnh Ngọc Linh1, Đinh Hoàng Nhớ2, Ngô Quốc Thống2
1 Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố liên quan đến phân độ bệnh sốt xuất huyết Dengue như nơi cư trú, nhóm tuổi, giới tính, đến cơ sở y tế sau khi phát hiện bệnh, thừa cân - béo phì tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2024.


Phương pháp nghiên cứu: Truy xuất dữ liệu từ phần mềm quản lý các bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, thu được 6382 trẻ đáp ứng tiêu chí để phân tích tỉ lệ mắc, phân độ và xác định mối liên quan qua hồi quy logistic.


Kết quả: Nam giới có tỉ lệ mắc sởi cao hơn nữ (57,54% so với 42,46%), trẻ ở nông thôn chiếm 70,87% so với 29,13% ở thành thị. Nhóm tuổi 6-15 chiếm 52,1% ca bệnh; 53,02% đến cơ sở y tế sau phát bệnh ≥ 3 ngày. Về phân độ, sốt xuất huyết Dengue cảnh báo và nặng, người bệnh ở nông thôn có tỉ lệ cao hơn (6,04% so với 5,16%, ORHC = 1,44), thừa cân - béo phì (11,89% so với 5,05%, ORHC = 3,49). Tỉ lệ sốt xuất huyết Dengue cảnh báo và nặng cao ở trẻ dưới 1 tuổi (14,91%), trong khi các nhóm tuổi còn lại không có sự khác biệt. Thời gian nhập viện muộn làm tăng nguy cơ có phân độ nặng (ORHC = 2,36). Số ca mắc bắt đầu tăng từ tháng 5 và đạt đỉnh vào tháng 8.


Kết luận: Các yếu tố như  nơi cư trú, nhóm tuổi nhỏ, thời gian nhập viện và tình trạng thừa cân, béo phì có liên quan rõ rệt đến tỉ lệ mắc và phân độ sốt xuất huyết Dengue. Nghiên cứu nhấn mạnh cần tăng cường cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế, đặc biệt tại khu vực nông thôn, để kiểm soát hiệu quả bệnh sốt xuất huyết Dengue, nhất là trong những tháng mùa mưa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Waggoner J.J et al, Viremia and Clinical Presentation in Nicaraguan Patients Infected With Zika Virus, Chikungunya Virus, and Dengue Virus, Clinical Infectious Diseases, 2016, 63 (12), pp. 1584-1590.
[2] Lê Đặng Thành Công và cộng sự, Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Trung tâm Y tế Phú Quốc năm 2023, Tạp chí Y học Việt Nam, 2024, 536 (1B), tr. 219-222.
[3] Bộ Y tế, Quyết định số 2760/QĐ-BYT ngày 04 tháng 7 năm 2023 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue.
[4] Lê Thị Thúy Hằng và cộng sự, Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và các yếu tố tiên lượng nặng của bệnh nhi sốt xuất huyết Dengue, Tạp chí Y Dược học Quân sự, 2023, (3), tr. 57-65.
[5] Trần Minh Hòa, Đặc điểm dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai từ năm 2008-2012 và kết quả của một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, 2020.
[6] Lê Thị Diễm Phương và cộng sự, Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue tại huyện Ba Tri, Bến Tre 2004-2014, Tạp chí Y tế Công cộng, 2016, 40, tr. 10-19.
[7] Nguyễn Mậu Thạch, Nguyễn Đình Tuyến, Nguyễn Hữu Châu Đức, Đỗ Duy Thanh, Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và các yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhi sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Nhi khoa, 2024, 17 (1), tr. 16-23.