19. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN NGƯỜI BỆNH HỆ NGOẠI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trên người bệnh hệ ngoại tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu 350 hồ sơ bệnh án của người bệnh điều trị tại Khoa Ngoại tổng hợp và Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng trong khoảng thời gian từ 1/5/2020 đến 31/7/2020.
Kết quả: Người bệnh nam chiếm 56,3%; nhóm tuổi trên 60 chiếm 44,3%. Trung bình thời gian nằm viện là 10,7 ngày. Nhóm kháng sinh được dùng phổ biến nhất là Cephalosporin thế hệ 3 (87,4%), kế đến là 5-nitro Imidazole (46,9%). Đa số sử dụng kháng sinh theo đường tĩnh mạch (84,5%). Tỉ lệ người bệnh dùng kháng sinh phối hợp 2 loại là 44,6%, trong đó chủ yếu là Cephalosporin thế hệ 3 kết hợp Metronidazol. Thời gian sử dụng kháng sinh kéo dài trên 7 ngày chiếm 44,3%.
Kết luận: Việc sử dụng kháng sinh tại bệnh viện còn một số bất cập, phổ biến tình trạng dùng kháng sinh dài ngày và phối hợp nhiều loại kháng sinh. Cần rà soát quy định quản lý sử dụng kháng sinh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ kháng thuốc và tiết kiệm chi phí.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sử dụng kháng sinh, kháng sinh dự phòng, phẫu thuật ngoại khoa, kháng kháng sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
Tài liệu tham khảo
[2] Nguyễn Văn Kính, Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam, Global Antibiotic Resistance Partnership, 2010: 3-4.
[3] Nguyễn Thị Hiền Lương, Nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2009-2011, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ cao cấp, Trường Đại học Dược Hà Nội, 2012.
[4] Lê Thị Anh Thư, Tình hình sử dụng kháng sinh trong ngoại khoa tại 9 bệnh viện tỉnh và trung ương, Tạp chí Y học Thực hành, 2009, (5): 99-104.
[5] Martin P.B, Thomachot L (Nguyễn Kim Lộc dịch), Liệu pháp kháng sinh dự phòng phẫu thuật - Kháng sinh trị liệu trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2004: 330-41.
[6] CDC, Guideline for prevention of surgical site infection, Am J Infect Control, 1999, 27 (2): 247-60.
[7] Nguyễn Quốc Anh, Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2008: 40-56.
[8] Nguyễn Văn Hòa, Phạm Hồng Nhung, Thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện tuyến tỉnh, Tạp chí Dược học, 2022, (6): 45-52.
[9] Trần Thị Bích Hường, Nguyễn Thị Thảo, Khảo sát thực hành sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật tại một số bệnh viện miền Bắc, Tạp chí Y học Thực hành, 2022, (4): 30-7.
[10] Sartelli M, Catena F, Ansaloni L et al, Complicated intra-abdominal infections in Europe: preliminary data from the first three months of the CIAO study, World J Emerg Surg, 2012, 1: 7-15.
[11] Hà Thị Thúy Hằng, Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Dược Hà Nội, 2014.
[12] Lê Thị Anh Thư, Đặng Thị Vân Trang, Những rào cản trong áp dụng hướng dẫn sử dụng kháng sinh trên người bệnh ngoại khoa tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2011, 15: 2.
[13] Phạm Đức Mục, Nguyễn Việt Hùng và cộng sự, Nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại 19 bệnh viện của Việt Nam, Tạp chí Y học Lâm sàng, 2008, 6 (17): 26.
[14] Pengler J.D, Samet J.M, McCarthy J.F, Indoor environmental quality in hospitals, In: Indoor Air Quality Handbook, New York, McGraw-Hill, 2001.
[15] Phạm Văn Hưng, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Đánh giá thực hành sử dụng kháng sinh dự phòng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, Tạp chí Dược học Lâm sàng, 2022, (3): 20-7.
[16] Nguyễn Thị Thanh Hằng, Hiệu quả triển khai phác đồ kháng sinh dự phòng tại Bệnh viện tỉnh Hòa Bình, Tạp chí Y học Cộng đồng, 2023, (4): 32-9.
[17] European Centre for Disease Prevention and Control, Antimicrobial resistance surveillance in Europe 2022, Annual report, Stockholm, ECDC, 2023.
[18] World Health Organization, Practical toolkit: Antimicrobial stewardship programmes in health-care facilities in low and middle-income countries, Geneva, 2019.