15. MỨC ĐỘ CƯỜI HỞ LỢI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng cười hở lợi và một số nguyên nhân ở nhóm người bệnh đến khám tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương và Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội năm 2023.
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 người bệnh có nụ cười hở lợi khi cười tối đa, độ tuổi 18-35, không có dị tật vùng hàm mặt. Số liệu được thu thập thông qua khám lâm sàng, chụp ảnh, quan sát đối tượng nghiên cứu và phân tích trên phần mềm SPSS.
Kết quả: Cung cười thẳng chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là cung cười song song và ít nhất là cung cười đảo ngược. Độ lộ răng cửa hàm trên ở tư thế nghỉ tăng có ý nghĩa thống kê và có mối tương quan tuyến tính thuận chiều mức độ trung bình với cười hở lợi. Người cười hở lợi có chiều cao thân răng cửa giữa hàm trên giảm 0,93 mm, chiều cao nhân trung giảm 1,67 mm và môi trên di động khi cười tối đa tăng 1,5 mm so với giới hạn di động bình thường. Môi trên di động quá mức khi cười là đặc điểm chiếm tỉ lệ cao nhất (75%). Có 30% đối tượng cười hở lợi do ít nhất 2 nguyên nhân, 5% đối tượng có sự kết hợp cả 3 nguyên nhân.
Kết luận: Những người bệnh có nụ cười hở lợi cần được tiếp tục phân tích ảnh, vẽ phim, phân tích phim sọ nghiêng để có phương pháp điều trị thích hợp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cười hở lợi, đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân
Tài liệu tham khảo
[2] Mercado-García J, Rosso P, Gonzalvez-García M, Colina J, Fernández J.M, Gummy smile: mercado-rosso classification system and dynamic restructuring with hyaluronic acid, Aesthetic Plastic Surgery, 2021, 45 (5): 2338-2349.
[3] Talic N, Al Omar S, AlMaidhan A, Perception of Saudi dentists and lay people to altered smile esthetics, The Saudi dental journal, 2013, 25 (1): 13-21.
[4] Dym H, Pierre R. Diagnosis and Treatment Approaches to a “Gummy Smile”, Dent Clin North Am, 2020 Apr, 64 (2): 341-349.
[5] Sarver D.M, The importance of incisor positioning in the esthetic smile: the smile arc, American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, 2001, 120 (2): 98-111.
[6] Đỗ Quốc Hương, Cười hở lợi và một số yếu tố liên quan ở người Việt độ tuổi 18-25, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2017.
[7] Nguyễn Thu Thủy và CS, Vẻ đẹp nụ cười và một số yếu tố ảnh hưởng, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 2007, 11 (2), tr. 117-122.
[8] Andijani R.I, Tatakis D.N, Hypermobile upper lip is highly prevalent among patients seeking treatment for gummy smile, Journal of periodontology, 2019, 90 (3): 256-262.
[9] Roe P, Rungcharassaeng K, Kan J.Y, Patel R.D, Campagni W.V, Brudvik J.S, The influence of upper lip length and lip mobility on maxillary incisal exposure, Am J Esthet Dent, 2012, 2 (2): 116-125.
[10] Miron H, Calderon S, Allon D, Upper lip changes and gingival exposure on smiling: vertical dimension analysis, American journal of orthodontics and dentofacial orthopedics, 2012, 141 (1): 87-93.