5. NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ VẸO CỘT SỐNG NẶNG THÌ MỘT ĐẶT DỤNG CỤ KÉO HALO VÀ THÌ HAI NẮN CHỈNH, HÀN XƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
hàn xương trong một thì duy nhất, điều này dẫn đến một cuộc mổ kéo dài, tiềm ẩn nhiều biến chứng chu phẫu, đặt ra một thách thức rất lớn cho phẫu thuật viên và cả bác sĩ gây mê. Việc kéo nắn bằng khung Halo sau phẫu thuật thì một làm lỏng lẻo cột sống, đặt dụng cụ, theo sau một phẫu thuật thì hai nắn chỉnh, hàn xương nổi lên như một phương pháp điều trị thay thế hữu hiệu.
Mục tiêu: Nhân ca lâm sàng, đánh giá hiệu quả của phương pháp phẫu thuật hai thì đối với gù vẹo cột sống nặng.
Phương pháp: Thu thập dữ liệu bệnh nhân trước mổ: mức độ nặng, chức năng hô hấp; đánh giá trong mổ từng thì: thời gian mổ, lượng máu mất, thay đổi điện sinh lý thần kinh trong mổ; kết quả sau mổ: hình ảnh X quang, kết quả lâm sàng.
Kết quả: Bệnh nhân nữ, 14 tuổi, gù vẹo nặng cột sống với góc vẹo 94 độ và góc gù 61 độ, kèm hội chứng Von Recklinghausen, được áp dụng phương pháp điều trị phẫu thuật hai thì. Phẫu thuật thì một kéo dài 245 phút với cắt mấu khớp dưới, đặt ốc chân cung; đặt Halo kéo tạ đến 12 kg trong 17 ngày. Phẫu thuật thì hai kéo dài 190 phút với cắt xương cột sau, nắn chỉnh cố định thanh dọc và hàn xương. Sóng điện sinh lý thần kinh ổn định suốt cả hai thì mổ.
Kết luận: Trường hợp gù vẹo nặng cột sống được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hai thì đem lại những kết quả về lâm sàng và hình ảnh học tương đối khả quan, cùng tỉ lệ biến chứng tối thiểu, là một phương pháp điều trị hứa hẹn trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn cần phải theo dõi bệnh nhân trong thời gian dài hơn để có những đánh giá tổng quan hơn về hiệu quả của phương pháp điều trị này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Biến chứng, vẹo cột sống, kéo Halo
Tài liệu tham khảo
[2] Anthony R, Lawrence L, Camden W et al. Perioperative halo-gravity traction in the treatment of severe scoliosis and kyphosis. Spine, 2005, 30 (4): 475-82, doi: 10.1097/01.brs.0000153707.80497.a2.
[3] Shi B, Liu D, Shi B, Li Y, Xia S, Jiang E, Qiu Y, Zhu Z. A Retrospective Study to Compare the Efficacy of Preoperative Halo-Gravity Traction and Postoperative Halo-Femoral Traction After Posterior Spinal Release in Corrective Surgery for Severe Kyphoscoliosis. Med Sci Monit, 2020 Feb 4, 26: e919281.
[4] Kubo S, Tajima N, Chosa E et al. Posterior releasing techniques for idiopathic scoliosis. J Spinal Disord Tech, 2003, 16 (6): 528-33, doi: 10.1097/00024720-200312000-00008.
[5] Lenke L.G, O’Leary P.T, Bridwell K.H et al. Posterior vertebral column resection for severe pediatric deformity: Minimum two-year follow-up of thirty-five consecutive patients. Spine, 2009, 34 (20): 2213-21, doi: 10.1097/BRS.0b013e3181b53cba.
[6] Hwang C.J, Lenke L.G, Sides B.A et al. Comparison of single level vs. multi-level vertebral column resection surgery for pediatric patients with severe spinal deformities. Spine, 2019, 44 (11): E664-70, doi: 10.1097/BRS.0000000000002948.
[7] Atici Y, Balioglu M.B, Kargin D et al. Analysis of complications following posterior vertebral column resection for the treatment of severe angular kyphosis greater than 100 degrees. Acta Orthop Traumatol Turc, 2017, 51 (3): 201-8, doi: 10.1016/j.aott.2017.02.015.
[8] Riley M.S, Lenke L.G, Chapman T.M et al. Clinical and radiographic outcomes after posterior vertebral column resection for severe spinal deformity with five-year follow-up. J Bone Joint Surg Am, 2018, 100 (5): 396-405, doi: 10.2106/JBJS.17.00597.
[9] Smith J.S, Shaffrey C.I, Klineberg E et al. Complication rates associated with 3-column osteotomy in 82 adult spinal deformity patients: retrospective review of a prospectively collected multicenter consecutive series with 2-year follow-up. J Neurosurg Spine, 2017, 27 (4): 444-57, doi: 10.3171/2016.10.SPINE16849.
[10] Nemani V.M, Kim H.J, Bjerke-Kroll B.T et al. Preoperative halo-gravity traction for severe spinal deformities at an SRS-GOP site in West Africa. Spine, 2015, 40 (3): 153-61, doi: 10.1097/BRS.0000000000000675.