1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN MẮC TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ 3
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đến khám và điều GERD tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 3.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thông qua hồi cứu dữ liệu được thực hiện trên 192 đơn thuốc/phiếu chỉ định không dùng thuốc của bệnh nhân mắc GERD đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 3 từ tháng 1/2024 đến tháng 12/2024.
Kết quả: Bệnh nhân nữ chiếm đa số (60,9%), tuổi trung vị mắc GERD ở nữ giới là 40,0 (31,5-57,0), cao hơn có ý nghĩa so với nam giới 35,0 (29,0-48,0), p = 0,009. Đa số nữ giới mắc GERD có BMI ở mức bình thường (73,5%), nam giới thừa cân (38,7%) và béo phì (29,3%) mắc GERD nhiều hơn, p = 0,001. Huyết áp trung vị của nam mắc GERD 125,0 (118,0-136,0) mmHg cao hơn nữ mắc GERD 120,0 (108,0-128,0) mmHg, p = 0,001. Hầu hết những bệnh nhân mắc GERD đều có các triệu chứng y học cổ truyền (77,1%) và y học hiện đại (93,2%). Triệu chứng đắng miệng thường gặp ở người lớn tuổi (13,8%), đầy bụng và buồn nôn - nôn thường thấy ở người trẻ hơn. Viêm dạ dày tá tràng là bệnh đi kèm thường gặp trong số những người mắc GERD (24%).
Kết luận: Có sự phân hóa về tuổi, BMI, huyết áp, bệnh đồng mắc của người mắc GERD theo giới tính và sự phân hóa về triệu chứng GERD theo các nhóm tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trào ngược dạ dày thực quản, GERD, đặc điểm lâm sàng
Tài liệu tham khảo
[2] Eusebi L.H, Ratnakumaran R, Yuan Y et al, Global prevalence of, and risk factors for, gastro-oesophageal reflux symptoms: a meta-analysis, Gut, 2018, 67 (3): 430-440.
[3] Nguyễn Thị Bay, Lê Thị Lan Hương, Bệnh học và điều trị nội khoa kết hợp đông tây y, tập 2, Nhà xuất bản Y học, thành phố Hồ Chí Minh, 2022, trang 19-41.
[4] Nguyễn Thị Ngọc Linh, Nguyễn Thanh Tú, Khảo sát thể bệnh y học cổ truyền của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 520 (1A): 209-212.
[5] Nguyễn Chí Tùng, Nguyễn Viết Lợi, Hồ Ngọc Điệp và cộng sự, Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng bệnh trào ngược dạ dày thực quản có tổn thương thực quản, Tạp chí Y Dược thực hành 175, 2023, 32 (8): 61-68.
[6] Bordin D.S, Livzan M.A, Gaus O.V et al, Drug-Associated Gastropathy: Diagnostic Criteria, Diagnostics (Basel), 2023, 13 (13): 2220.
[7] Wang K, Wang S, Chen X, The Causal Effects between Mood Swings and Gastrointestinal Diseases: A Mendelian Randomization Study, Alpha Psychiatry, 2024, 24 (4): 533-540.
[8] Wang J.J, Liang K.L, Lin W.J et al, Influence of age and sex on taste function of healthy subjects, PLoS One, 2020, 15 (6): e0227014.
[9] Shaheen N.J, Falk G.W, Iyer P.G et al, Diagnosis and Management of Barrett's Esophagus: An Updated ACG Guideline, Am J Gastroenterol, 2022, 117 (4): 559-587.
[10] Yuan S, Chen J, Ruan X et al, Smoking, alcohol consumption, and 24 gastrointestinal diseases: Mendelian randomization analysis, Elife, 2023, 12: e84051.