50. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THỰC HIỆN GÓI CHĂM SÓC ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC CENTRAL PARK NĂM 2024 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Thị Lệ Nga1, Hồ Đắc Thoàn2,3, Phạm Thúy Trinh1, Võ Đắc Quang3
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
2 Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Quy Nhơn
3 Trường Y Dược, Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả mức độ tuân thủ gói chăm sóc đường truyền tĩnh mạch ngoại biên (PIVC) và một số yếu tố liên quan tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park năm 2024.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thu thập số liệu từ 42 điều dưỡng, 444 lượt đặt PIVC và 2254 lượt duy trì PIVC trên 268 bệnh nhi từ sơ sinh đến 16 tuổi từ tháng 6/2024 đến tháng 9/2024.


Kết quả: Tỉ lệ tuân thủ thực hành đặt PIVC là 75,5%, không đạt thời gian sát khuẩn là 2,7% và không ghi chép hồ sơ bệnh án là 21,8%. Tỉ lệ tuân thủ thực hành duy trì PIVC là 81,7%, không sát khuẩn cổng kết nối là 8,5% và không thông tráng đường truyền đúng kỹ thuật là 18,3%. Tỉ lệ bệnh nhi được chăm sóc gói phòng ngừa biến chứng theo gói PIVC đạt tiêu chuẩn là 74,3%. Điều dưỡng toàn thời gian có tỉ lệ tuân thủ duy trì PIVC cao hơn điều dưỡng bán thời gian.


Kết luận: Mức độ tuân thủ gói chăm sóc PIVC tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park đạt tương đối cao. Các bước cơ bản như nhận định tĩnh mạch, sát khuẩn da và sử dụng dụng cụ vô khuẩn được thực hiện đạt chuẩn. Tuy nhiên, cần cải thiện thời gian sát khuẩn, ghi chép hồ sơ bệnh án, sát khuẩn các cổng và thông tráng đường truyền.


Khuyến nghị: Cần tăng cường đào tạo, giám sát kỹ thuật và cải thiện hệ thống ghi chép, xem xét cơ chế phân công công việc và theo sát hỗ trợ của quản lý đối với nhóm bán thời gian nhằm tạo động lực cải thiện chất lượng chăm sóc và phòng ngừa biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Patel S, Hughes Driscoll C. Peripheral Intravenous Catheter-Associated Injuries in Neonates: Monitoring, Diagnosis, Management, and Complications. NeoReviews, 2025, vol. 26, no. 1, pp. e28-e40.
[2] Panepinto R, Harris J, Wellette J. A Review of Best Practices Related to Intravenous Line Management for Nurses. Nursing Clinics of North America, 2021, vol. 56, no. 3, pp. 389-399.
[3] Ullman A.J, Takashima M, Kleidon T, Ray-Barruel G, Alexandrou E, Rickard C.M. Global Pediatric Peripheral Intravenous Catheter Practice and Performance: A Secondary Analysis of 4206 Catheters. Journal of Pediatric Nursing, 2020, vol. 50, pp. e18-e25.
[4] Reynolds H, Gowardman J, Woods C. Care bundles and peripheral arterial catheters. British Journal of Nursing, 2024, vol. 33, no. 2, pp. S34-S41.
[5] Dramowski A et al. Impact of a care bundle on short peripheral catheter-associated complications in a resource-limited neonatal unit. The Journal of Vascular Access, 2024 Sep, 19: 11297298241278394.
[6] Hughes R. Patient safety and quality: An evidence-based handbook for nurses. Agency for Healthcare Research and Quality (US), 2008.
[7] Btaiche I.F, Kovacevich D.S, Khalidi N, Papke L.F. The effects of needleless connectors on catheter-related bloodstream infections. American Journal of Infection Control, 2011, vol. 39, no. 4, pp. 277-283.