49. THỰC HÀNH TIÊM TĨNH MẠCH AN TOÀN CỦA SINH VIÊN Y KHOA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN: MỘT NGHIÊN CỨU CẮT NGANG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH NĂM HỌC 2024-2025

Nguyễn Văn Tiến1, Nhâm Tiến Quỳnh1, Nguyễn Thị Huyền1, Phạm Thị Thơ1, Đặng Thị Hoa1, Nguyễn Phương Thanh1, Lê Thị Thúy Hà1, Phạm Quốc Kiến1, Vũ Lan Hương1, Johnny Inthavong1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức và thực hành về tiêm tĩnh mạch an toàn (TMAT) của sinh viên Y khoa năm thứ ba và năm thứ tư tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình năm học 2024 – 2025 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về tiêm tĩnh mạch an toàn của sinh viên Y khoa tại địa điểm nghiên cứu.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 120 sinh viên Y khoa năm thứ ba và năm thứ tư đang thực tập lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 9/2024 đến tháng 4/2025. Dữ liệu thu thập qua bảng câu hỏi và quan sát theo hướng dẫn của Bộ Y tế.


Kết quả: Nghiên cứu cho thấy trên 70,8% sinh viên có kiến thức đạt về tiêm TMAT.tĩnh mạch an toàn. Trong khi đó, sinh viên kiến thức đạt chiếm 62,5% và có tỷ lệ thấp ở sử dụng găng tay (39,2%). Một số yếu tố liên quan đến thực hành tiêm TMAT của đối tượng nghiên cứu là: những người có kiến thức đạt có khả năng thực hành tiêm an toàn cao gấp 6,6 lần so với những người không đạt kiến thức; lớp, giới, quốc tịch đều có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với kết quả thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn (p<0,05).


Kết luận: Nghiên cứu hiện tại đã chứng minh rằng việc nâng cao kiến thức cho sinh viên về tiêm TMAT có thể có ảnh hưởng tích cực đến việc cải thiện thực hành, đồng thời cần chú trọng vào việc cải thiện kỹ năng thực hành, đặc biệt quan tâm đến các yếu tố đảm bảo an toàn như sử dụng găng tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO. (2010). WHO best practices for injections and related procedures toolkit.
[2] WHO. (2003). Aide-mémoire for a national strategy for the safe and appropriate use of injections.
[3] 3. Nguyễn Thị Anh Thư và Đỗ Thị Tuyết Mai (2022), "Thực hành tiêm an toàn của sinh viên hệ điều dưỡng chính quy trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm học 2020 – 2021", Tạp chí Y học Dự phòng, 32(5), tr. 183-190.
[4] Đinh Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Minh Chính, Trần Thu Hiền, và cộng sự. (2018), "Thực trạng tuân thủ tiêm của sinh viên đại học chính quy Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định", Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 1(1), tr. 83-88.
[5] Nguyễn Ngọc Diễm, Vũ Thị Tuyết, Trần Thị Thuận, và cộng sự. (2023), "Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về tiêm an toàn của sinh viên điều dưỡng tại các trường đại học", Tạp chí Y học Việt Nam, 526(Số Chuyên đề), tr. 69-75.
[6] Phạm Thị Vui, Nguyễn Thị Nguyệt và Đặng Thị Anh (2022), "Kiến thức, thái độ và thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của sinh viên Trường Cao đẳng Y dược Hà Nội năm 2021-2022", Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 5(04), tr. 13-23.
[7] Trần Thị Lý, Lê Văn Nhân, Nguyễn Thanh Hà, và cộng sự. (2023), "Thực trạng kiến thức và thực hành về tiêm an toàn của nhân viên y tế bệnh viện mắt trung ương, năm 2021", Tạp chí Y học Việt Nam, 523(1), tr. 59-63.