48. THỰC TRẠNG KHẨU PHẦN ĂN CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG ĐANG HÓA TRỊ SO VỚI NHU CẦU KHUYẾN NGHỊ

Lê Thị Ngọc Ánh1, Tô Gia Kiên1, Nguyễn Văn Tập2, Trần Thị Anh Tường3
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
3 Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ người bệnh ung thư đại trực tràng đang hóa trị có khẩu phần ăn đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2022-4/2023 trên 210 người bệnh ung thư đại trực tràng đang hóa trị. Số liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án và phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng bộ câu hỏi gồm các thông tin chung và các câu hỏi phỏng vấn khẩu phần ăn 24 giờ. Sử dụng phần mềm Stata để phân tích số liệu và phần mềm Vietnam Eiyokun để tính thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của người bệnh.


Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình là 57,3 ± 11,9 tuổi, nam chiếm 49,5% và 83,8% ở giai đoạn III-IV. Tỉ lệ người bệnh ung thư đại trực tràng có khẩu phần ăn đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng là 35,7% và các chất sinh năng lượng gồm protein, lipid, glucid lần lượt là 44,3%, 66,2% và 57,1%. Về vitamin thì vitamin B1 có tỉ lệ đạt nhu cầu khuyến nghị cao nhất (47,5%), tiếp theo là vitamin C (29,1%), vitamin PP (21%) và thấp nhất là vitamin A (9,5%). Về khoáng chất, sắt đạt nhu cầu khuyến nghị là 41,5% và canxi chỉ đạt 11%. Đáng chú ý, chỉ có 0,5% người bệnh có khẩu phần ăn đạt nhu cầu khuyến nghị về chất xơ.


Kết luận: Người bệnh ung thư đại trực tràng đang hóa trị có khẩu phần ăn đáp ứng được khá thấp theo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin, chất khoáng và chất xơ. Do đó, cần có biện pháp tư vấn và can thiệp dinh dưỡng kịp thời nhằm cải thiện toàn diện chế độ ăn của người bệnh. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization. Incidence, Mortality and Prevalence by cancer site in Viet Nam 2022. [Available from: https://gco.iarc.who.int/media/globocan/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheet.pdf.
[2] Cutsem V.E, Arends J. The causes and consequences of cancer-associated malnutrition. Eur J Oncol Nurs, 2005, 9: pp. 51-63.
[3] Bozzetti F, SCRINIO Working Group. Screening the nutritional status in oncology: a preliminary report on 1000 outpatients. Support Care Cancer, 200,9 17: 279-84.
[4] Phan Thị Bích Hạnh, Lê Thị Hương, Nguyễn Thùy Linh, Vũ Thành Chung, Nguyễn Thị Trang. Thực trạng khẩu phần ăn của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2017, 13 (4): 93-8.
[5] Muscaritoli M, Arends J, Bachmann P, Baracos V, Barthelemy N, Bertz H et al. ESPEN practical guideline: Clinical Nutrition in cancer. Clin Nutr, 2021, 40 (5): 2898-913.
[6] Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2016.
[7] Surwillo A, Wawrzyniak A. Nutritional assessment of selected patients with cancer. Rocz Panstw Zakl Hig, 2013, 64 (3): 225-33.
[8] Arends J, Bachmann P, Baracos V, Barthelemy N, Bertz H, Bozzetti F et al. ESPEN guidelines on nutrition in cancer patients. Clin Nutr, 2017, 36 (1): 11-48.
[9] Knight K, Wade S, Balducci L. Prevalence and outcomes of anemia in cancer: a systematic review of the literature. The American journal of medicine, 2004, 116 (7): 11-26.
[10] World Health Organization. Diet, nutrition, physical activity and cancer: a global perspective. Continuous Update Project Expert Report 2020. World Cancer Research Fund/American Institute for Cancer Research 2020. [April 13, 2025] , Available from: https://www.wcrf.org/wp-content/uploads/2024/11/Summary-of-Third-Expert-Report-2018.pdf.