45. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC Ở NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH

Nguyễn Thị Xuân Dung1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Mục tiêu: Đánh giá kiến thức tự chăm sóc của người bệnh loét dạ dày tá tràng điều trị nội trú tại khoa Nội tiêu hóa bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định.


 


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, bộ câu hỏi tự điền nhằm mô tả thực trạng kiến thức của người bệnh.


 


Kết quả: Người bệnh nam điều trị loét dạ dày tá tràng nhiều hơn người bệnh nữ, tuổi trung bình người bệnh là 54,3 ± 5 tuổi. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng người bệnh biết đến nhiều nhất là do dùng thuốc giảm đau, chống viêm chiếm 36%. 40% người bệnh biết triệu chứng thể hiện rõ loét dạ dày tá tràng giai đoạn chảy máu tiêu hóa là nôn ra máu, đại tiện phân đen. 28% người bệnh biết đến biến chứng chảy máu tiêu hóa và 26% biết biến chứng hẹp môn vị. Chỉ 10% người bệnh có kiến thức đúng về chế độ ăn giai đoạn chảy máu, 18% người bệnh có kiến thức đúng về chế độ ăn giai đoạn cầm máu. 24% người bệnh có kiến thức đúng về các loại thức ăn người bệnh loét dạ dày tá tràng cần tránh. Về chế độ nghỉ ngơi, hơn 50% người bệnh có kiến thức đúng nhưng có đến 58% người bệnh trả lời sai về thời gian tái khám.


 


Kết luận: Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh loét dạ dày tá tràng còn hạn chế với 62% người bệnh có kiến thức kém, 22% kiến thức trung bình và 16% kiến thức tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Diễm, Lê Thành Lý. Khảo sát các
yếu tố dự đoán nguy cơ chảy máu tái phát ở bệnh
nhân loét dạ dày – tá tràng xuất huyết sau nội soi
cầm máu. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, 2014;18(4): 112-1152.
[2] Azahi H. The Global Incidence of Peptic
Ulcer Disease at the turn of the Global Incidence of Peptic Ulcer Disease at the Turn of
the 21st Century: A Study of the Organiza
for Enocomiv Co-operation an Development
(OECD). Journal of the Canadian Association
of Gastroenterology, 2019;2(2):504–5073.
[3] Nguyễn Thị Huyền Trang & Ngô Huy Hoàng.
Thay đổi nhận thức về phòng tái phát bệnh của
người bệnh loét dạ dày tá tràng sau can thiệp
giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Nam Định. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng,
2018;1(1):28 -34.
[4] Hà Thị Mai Hương và cộng sự. Chất lượng cuộc
sống của người loét dạ dày – tá tràng tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021. Tạp chí
Nghiên cứu y học. 2022;156(8):301-309.
[5] Phạm Trường Giang, Nguyễn Công Khẩn.
Kiến thức của người bệnh về bệnh viêm loét dạ
dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa Trung ương
Cần Thơ năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam.
2024;537(2):138-141.
[6] Wang, Q., cộng sự (2020). “Self-care behaviors
and related factors in patients with gastric or colorectal cancer.” Asia-Pacific Journal of Oncology Nursing, 7(4), 370-377.