39. ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG TÂM LÝ VÀ SINH LÝ Ở NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT CẮT TỬ CUNG TOÀN BỘ DO UNG THƯ TẠI KHOA NGOẠI PHỤ KHOA BỆNH VIỆN K NĂM 2023

Trần Thị Thu Huyền1, Phạm Thị Diệu Hà1, Nguyễn Tất Thắng1, Nguyễn Đức Khoa1, Phạm Minh Tuấn1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chức năng tâm lý và sinh lý ở người bệnh sau phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ do ung thư tại khoa Ngoại Phụ khoa, Bệnh viện K năm 2023.


Đối tượng: Người bệnh tuổi từ 18 đến 55 đã điều trị phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ.


Phương pháp: Mô tả cắt ngang.


Kết quả: 106 người bệnh sau phẫu thuật ung thư cổ tử cung được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi DASS 21 và FSFI soạn sẵn. Độ tuổi chủ yếu từ 30-55 tuổi (89,62%), có học vấn từ trung học trở lên (87,73%), ở cùng chồng (84,91%), đa phần mới phẫu thuật một lần (93,4%).  Có 12,26% người bệnh có biểu hiện trầm cảm ở các mức độ khác nhau; 30,19% người bệnh có biểu hiện lo âu ở các mức độ khác nhau; 26,42% người bệnh có biểu hiện căng thẳng ở các mức độ khác nhau; 100% người bệnh có rối loạn sinh lý tình dục, điểm đánh giá trung bình là 14,76 ±2,72; điểm đánh giá của từng lĩnh vực lần lượt là sự đau rát (1,87/6), hài lòng (2,12/6), kích thích (2,5/6), khoái cảm (2,72/6), tiết dịch âm đạo (3,04/6), ham muốn (3,18/6).


Kết luận: Tỷ lệ người bệnh sau phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ do ung thư có sự thay đổi về tâm lý, sinh lý chiếm tỷ lệ cao, cần có thêm tư vấn, hướng dẫn người bệnh biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Thúy Hằng (2022), “Nghiên cứu thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú điều trị tại Bệnh viện K năm 2022” Tạp Chí Y Học Cộng Đồng.2023, Tập 64, 2354-0613.
[2] Trương Thị Thúy Lương (2020), “Rối loạn chức năng tình dục và một số yếu tố liên quan trên người bệnh ung thư cổ tử cung sau xạ trị tại bệnh viện K”, Luận văn thạc sỹ điều dưỡng, ĐH Y Hà Nội.
[3] WHO (2020), "Viet Nam Source: Globocan 2020", The Global Cancer Observatory (2021), pp. 1-2
[4] Ngô Thị Yên (2016), "Tỉ lệ rối loạn tình dục và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại thành phố Hồ Chí Minh", Luận văn tiến sỹ y học, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh.
[5] Trần Đức Tuấn và Vũ Thị Nhung, Sự thay đổi chức năng tình dục ở phụ nữ sau cắt tử cung hoàn toàn. Thời sự Y học - chuyên đề Sức khỏe sinh sản, 2019. 19(1).
[6] Trần Mai Phương and Vũ Thị Nhung, Sự thay đổi chức năng tình dục ở phụ nữ sau cắt tử cung toàn phần bảo tồn buồng trứng tại Bệnh viện Từ Dũ. Tạp chí Y học Việt Nam 541,tháng 8 số 3.2024.
[7] Kakou C., a.e., sycho-sexual impact of the hysterectomy of African woman: experience of Cocody University Hospital (UH-C). International Journal of Reproduction, Contraception, Obstetrics and Gynecology, 2017. 6(10): p. pp. 3-9.