34. KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE NGẮN HẠN VỀ CHĂM SÓC HẬU MÔN NHÂN TẠO CHO BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bước đầu của chương trình giáo dục sức khỏe (GDSK) đối với kiến thức, kỹ năng thực hành tự chăm sóc hậu môn nhân tạo (HMNT) của bệnh nhân tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng, đồng thời ghi nhận một số yếu tố liên quan đến cải thiện sự tự tin trong chăm sóc.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 76 bệnh nhân mang HMNT, điều trị nội trú tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng từ tháng 01/2024 đến tháng 12/2024. Các bệnh nhân tham gia chương trình GDSK bao gồm hướng dẫn trực tiếp, tài liệu tham khảo, và quan sát thực hành. Dữ liệu được thu thập qua phỏng vấn và đánh giá kỹ năng thực hành trước và sau chương trình.
Kết quả: Sau chương trình GDSK, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức chăm sóc HMNT tốt tăng từ 20% lên 65,8%. Tỷ lệ thực hành chăm sóc đúng quy trình tăng từ 18,4% lên 70,3%. Đặc biệt, mức độ tự tin của bệnh nhân trong tự chăm sóc cải thiện đáng kể, với tỷ lệ tự tin thấp giảm từ 75% trước chương trình xuống 8% sau chương trình. Các tác dụng không mong muốn chủ yếu là nhẹ và có thể kiểm soát được.
Kết luận: Chương trình GDSK mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện kiến thức, kỹ năng thực hành và sự tự tin của bệnh nhân mang HMNT. Đây là một giải pháp hữu ích giúp bệnh nhân hòa nhập tốt hơn với cuộc sống hàng ngày, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng trong chăm sóc hậu môn nhân tạo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Giáo dục sức khỏe, hậu môn nhân tạo, tự chăm sóc, bệnh nhân ung thư
Tài liệu tham khảo
[2] 2.Vũ Thị Mai Hoa, Trần Thúy Hạnh, Trương Thị Thu Hương & cộng sự(2021) .Đánh giá sự thay đổi kiến thức tự chăm sóc hậu môn nhân tạo của người bệnh tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai năm 2018', Tạp chí Y học Lâm sàng, 122, tr. 41-48.
[3] Lò Thị Nga(2023). Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh có hậu môn nhân tạo tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam, 62(4), tr. 45-53.
[4] Lê Minh Triết (2020). Khảo sát biến chứng của hậu môn nhân tạo ngoài phúc mạc trong phẫu thuật Miles, Luận văn thạc sỹ Y học ĐH Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
[5] Võ Thị Thanh Tuyền. Đo lường kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc của người bệnh có hậu môn nhân tạo cho thấy tỷ lệ người bệnh có kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc hậu môn nhân tạo, tạp chí Y Học TP, Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019.
[6] Nguyễn Thị Thanh Trúc, Ngô Thị Dung, Nguyễn Hồng Thiệp & cộng sự (2023) 'Thực hành tự chăm sóc ở người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hóa tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ', Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 59, tr. 25-32.
[7] Thái Thanh Trúc, Lai Phú Chi, Vũ Thị Thu Thủy. (2020). Mức độ điều chỉnh tâm lý và các yếu tố liên quan mang hậu môn nhân tạo. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 24(1), tr. 121-127
[8] Nước ngoài
[9] 8.Ostomy Canada Society. (2024). Ostomy CanadaMagazineAvailablefrom: https://www.ostomycanada.ca/resources/ostomy-canada-magazine/.
[10] 9.Radha Acharya Pandey, Sandhya Baral Govinda Dhungana, Knowledge and practice of stoma care among ostomates at B.P.Koirala Memorial Cancer Hospital. Journal of Nobel Medical College, Vol.4, No.1. Issue 736.
[11] 10.Sung, H., Siegel, R. L., Laversanne, M., Soerjomataram, I., Jemal, A., & Bray, F. (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians, 71(3), 209-249.
[12] https://doi.org/10.3322/caac.21660
[13] 11.United Ostomy Associations of America [UOAA]. (2024). UOAA website. Available from: https://www.ostomy.org/living-with-an-ostomy/.