33. KẾT QUẢ HỖ TRỢ DINH DƯỠNG TÍCH CỰC TRÊN NGƯỜI BỆNH UNG THƯ THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của hỗ trợ dinh dưỡng tích cực đối với tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư thực quản hóa xạ trị tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp, đánh giá trước sau trên cùng một nhóm, thực hiện trên 63 người bệnh ung thư thực quản điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An từ tháng 03/2024 đến tháng 09/2024.
Kết quả: tuổi trung bình là 60,9 ± 7,4; 100% là nam giới. Phần lớn ở giai đoạn muộn (III-IV) chiếm 92,1%, trong đó 84,1% có triệu chứng nuốt nghẹn. Tỷ lệ sụt cân >10% trong 6 tháng chiếm 44%. Sau can thiệp, tỷ lệ đáp ứng năng lượng khuyến nghị tăng từ 25,4% lên 54%; protein theo khuyến nghị tăng từ 23,8% lên 50,8%, (p<0,001). Cân nặng trung bình tăng nhẹ 51,8 ± 7,6kg tăng lên 52,0 ± 7,7kg. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo PG-SGA trước và sau can thiệp giảm từ 76,2% xuống 71,4%; với sự cải thiện ở nhóm có dinh dưỡng tốt và nhóm SDD mức độ vừa. Tuy nhiên, không có sự cải thiện ở nhóm SDD nặng (với p>0,05).
Kết luận: Hỗ trợ dinh dưỡng tích cực là vấn đề cần thiết nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người bệnh ung thư thực quản. Cung cấp thông tin về vấn đề giảm cân cho người bệnh cần được triển khai thực hiện một cách toàn diện và có hệ thống.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư thực quản, suy dinh dưỡng, PG-SGA
Tài liệu tham khảo
[2] Li S., Xie K., Xiao X., et al. (2024). Correlation between sarcopenia and esophageal cancer: a narrative review. World J Surg Oncol, 22, 27.
[3] Arends J., Strasser F., Gonella S., et al. (2021). Cancer cachexia in adult patients: ESMO Clinical Practice Guidelines☆. ESMO Open, 6(3), 100092.
[4] Zhang Z., Tan S., and Wu G. (2022). ESPEN guideline on hospital diet nutrition. Clinical Nutrition, 41(2), 570.
[5] Nguyễn Thị Hồng Tiến (2021), Hiệu quả hỗ trợ dinh dưỡng tích cực trên bệnh nhân ung thư thực quản mở thông dạ dày được hóa xạ trị tại bệnh viện K, Luận văn thạc sĩ dinh dưỡng, Trường Đại Học Y Hà Nội.
[6] Hoàng Việt Bách (2022), Hiệu quả hỗ trợ dinh dưỡng tích cực trên bệnh nhân ung thư khoang miệng tại bệnh viện K trung ương, Luận án tiến sỹ.
[7] Nguyễn Thùy Linh (2020), Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Luận án tiến sĩ, Trường Đại Học Y Hà Nội.
[8] Fu P. and Xiao X. (2024). Research Progress on Patients of Esophageal Cancer Complicated with Sarcopenia. Br J Hosp Med (Lond), 85(8), 1–15.
[9] Arends J., Muscaritoli M., Anker S., et al. (2023). Overcoming barriers to timely recognition and treatment of cancer cachexia: Sharing Progress in Cancer Care Task Force Position Paper and Call to Action. Critical Reviews in Oncology/Hematology, 185, 103965.
[10] Bargetzi L., Brack C., Herrmann J., et al. (2021). Nutritional support during the hospital stay reduces mortality in patients with different types of cancers: secondary analysis of a prospective randomized trial. Annals of Oncology, 32(8), 1025–1033.