21. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN IV SAU ĐIỀU TRỊ LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH

Phạm Thị Hường1, Trương Công Minh1, Hoàng Huy Hùng1, Quách Thị Việt Hường2, Nguyễn Văn Hợp2
1 Bệnh viện K Trung ương
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tiến hành đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) và phân tích các yếu tố ảnh hưởng trên bệnh nhân UTP giai đoạn IV được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch đơn trị hoặc kết hơp với hóa trị.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu tuyển chọn 33 bệnh nhân UTP giai đoạn IV được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch đơn thuần hoặc kết hợp với hóa chất tại khoa Nội 2 Bệnh viện K từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2023. Đánh giá chất lượng cuộc sống được thực hiện bằng hai công cụ đã được kiểm định: bộ câu hỏi EORTC C-30 và EORTC-LC13.


Kết quả: Có sự cải thiện rõ rệt về CLCS theo bộ câu hỏi EORTC C-30 trên tất cả các lĩnh vực chức năng (hoạt động thể lực, vai trò xã hội, hoà nhập xã hội, tâm lý cảm xúc, khả năng nhận thức) và một số khía cạnh thuộc lĩnh vực triệu chứng (mệt mỏi, cảm giác đau, khó thở) sau 4 chu kì điều trị miễn dịch (p< 0,05). Gánh nặng tài chính tăng lên đáng kể sau điều trị so với trước điều trị (p<0.05). Theo đánh giá bằng bộ câu hỏi EORTC-LC13, các triệu chứng lâm sàng bao gồm ho, khó thở, đau và triệu chứng thần kinh ngoại vi có sự cải thiện rõ rệt sau 4 chu kì điều trị (p< 0,05). Chỉ số toàn trạng (PS) của bệnh nhân thời điểm bắt đầu điều trị có mối tương quan có ý nghĩa với CLCS sau điều trị. Không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phác đồ đơn trị hoặc kết hợp về CLCS ngoại trừ các triệu chứng liên quan đến độc tính của hóa chất. 


Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai phác đồ điều trị bằng liệu pháp miễn dịch đơn trị hoặc kết hợp với hoá chất đều giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng và nâng cao CLCS cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV sau 4 chu kì điều trị

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] International Agency for Research on Cancer (IARC). Viet Nam. 2020. https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf. Accessed 2023 Jan 10.
[2] Bergman B, Aaronson NK, Ahmedzai S, Kaasa S, Sullivan M. The EORTC QLQ-LC13: a modular supplement to the EORTC Core Quality of Life Questionnaire (QLQ-C30) for use in lung cancer clinical trials. EORTC Study Group on Quality of Life. European journal of cancer (Oxford, England : 1990). 1994;30a(5):635-642.
[3] Kaasa S, Bjordal K, Aaronson N, et al. The EORTC core quality of life questionnaire (QLQ-C30): validity and reliability when analysed with patients treated with palliative radiotherapy. European journal of cancer (Oxford, England : 1990). Dec 1995;31a(13-14):2260-2263.
[4] Liu W, Zhang Q, Zhang T, Li L, Xu C. Quality of life in patients with non-small cell lung cancer treated with PD-1/PD-L1 inhibitors: a systematic review and meta-analysis. World Journal of Surgical Oncology. 2022/10/04 2022;20(1):333.
[5] Pérol M, Dixmier A, Barlesi F, et al. Health-related quality of life (HRQoL) of non-small cell lung cancer (NSCLC) patients treated with nivolumab in real-life: The EVIDENS study. Annals of Oncology. 2019;30:ii48.
[6] Hensing T, Cella D, Yount S. The impact of ECOG performance status on quality of life symptoms in patients with advanced lung cancer. Journal of Clinical Oncology. 2005/06/01 2005;23(16_suppl):8099-8099.
[7] Roughley A, Damonte E, Taylor-Stokes G, Rider A, Munk VC. Impact of Brain Metastases on Quality of Life and Estimated Life Expectancy in Patients with Advanced Non-Small Cell Lung Cancer. Value in Health. 2014;17(7):A650.
[8] Reck M, Rodríguez-Abreu D, Robinson AG, et al. Pembrolizumab versus Chemotherapy for PD-L1-Positive Non-Small-Cell Lung Cancer. The New England journal of medicine. Nov 10 2016;375(19):1823-1833.