20. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ BUỒNG TRỨNG ĐIỀU TRỊ HOÁ CHẤT HẬU PHẪU TẠI KHOA NỘI 6 BỆNH VIỆN K NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh ung thư buồng trứng sau điều trị hóa chất tại Khoa Nội 6, Bệnh viện K năm 2024.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu được thực hiện trên 120 người bệnh ung thư buồng trứng điều trị hóa chất tại Khoa Nội 6, Bệnh viện K từ tháng 03/2024 đến tháng 12/2024. CLCS được đánh giá bằng bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 tại ba thời điểm trước điều trị, sau 3 chu kỳ hóa chất, và khi kết thúc điều trị.
Kết quả và kết luận: Tổng cộng 120 người bệnh tham gia nghiên cứu, với tuổi trung bình 52,7 ± 8,5 tuổi. Điểm CLCS chung trước điều trị là 55,4 ± 12,3, cải thiện lên 63,1 ± 9,8 sau 3 chu kỳ hóa chất, nhưng giảm nhẹ xuống 60,5 ± 10,2 khi kết thúc điều trị. Các triệu chứng chính ảnh hưởng đến CLCS bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, đau và mất ngủ. Điểm chức năng thể chất ban đầu là 52,4 ± 11,2 tăng nhẹ lên 61,7 ± 10,9 sau 3 chu kỳ, và giảm còn 59,2 ± 11,0 vào cuối điều trị. Điểm số chức năng cảm xúc và xã hội có xu hướng tương tự. Tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn có mối liên quan rõ rệt với điểm số CLCS (p < 0,05).
Kết luận: Nghiên cứu cung cấp cơ sở quan trọng giúp cải thiện chăm sóc toàn diện và hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư buồng trứng sau điều trị hóa chất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
EORTC QLQ-C30, ung thư buồng trứng
Tài liệu tham khảo
[2] Guyatt GH, Feeny DH, Patrick DL. Measuring health-related quality of life. Ann Intern Med. 1993;118(8):622-629. doi:10.7326/0003-4819-118-8-199304150-00009
[3] Testa MA, Simonson DC. Assessment of quality-of-life outcomes. N Engl J Med. 1996;334(13):835-840. doi:10.1056/NEJM199603283341306
[4] Oldridge N, Gottlieb M, Guyatt G, Jones N, Streiner D, Feeny D. Predictors of health-related quality of life with cardiac rehabilitation after acute myocardial infarction. J Cardiopulm Rehabil. 1998;18(2):95-103. doi:10.1097/00008483-199803000-00002
[5] Boscolo-Rizzo P, Maronato F, Marchiori C, Gava A, Da Mosto MC. Long-term quality of life after total laryngectomy and postoperative radiotherapy versus concurrent chemoradiotherapy for laryngeal preservation. Laryngoscope. 2008;118(2):300-306. doi:10.1097/MLG.0b013e31815a9ed3
[6] Thatcher N, Hopwood P, Anderson H. Improving quality of life in patients with non-small cell lung cancer: research experience with gemcitabine. Eur J Cancer. 1997;33 Suppl 1:S8-13. doi:10.1016/s0959-8049(96)00336-x
[7] Pötter R, Tanderup K, Schmid MP, et al. MRI-guided adaptive brachytherapy in locally advanced cervical cancer (EMBRACE-I): a multicentre prospective cohort study. The Lancet Oncology. 2021;22(4):538-547. doi:10.1016/S1470-2045(20)30753-1
[8] Montazeri A, McEwen J, Gillis CR. Quality of life in patients with ovarian cancer: current state of research. Support Care Cancer. 1996;4(3):169-179. doi:10.1007/BF01682336
[9] Kornblith AB, Thaler HT, Wong G, et al. Quality of life of women with ovarian cancer. Gynecol Oncol. 1995;59(2):231-242. doi:10.1006/gyno.1995.0014
[10] Tú NQ, Thu VT, Phúc PĐ, Ba ĐC, Minh ĐTN. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người bệnh ung thư tại Khoa Ung thư tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. Published online August 12, 2022. doi:10.52389/ydls.v17iDB8.1332