19. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRÊN NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÚ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT BỔ TRỢ TẠI BỆNH VIỆN K NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhằm mô tả chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân ung thư vú được điều trị hóa chất bổ trợ sau phẫu thuật triệt căn ung thư vú tại Bệnh viện K năm 2024
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu triển khai từ T4/2024 đến T11/2024 với 85 bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm được điều trị hóa chất bổ trợ sau phẫu thuật triệt căn ung thư vú. Đánh giá chất lượng cuộc sống cảu bệnh nhân bằng bộ câu hỏi EORTC QLQ-30 và QLQ-BR 23. Điểm CLCS sẽ được đánh giá qua các thời điểm trước khi điều trị hóa chất và sau điều trị
Kết quả:
- Điểm CLCS theo QLQ-30 ở thời điểm khi hoàn thành điều trị: CLCS tổng quát là 67,5, trong đó chức năng xã hội có chỉ số cao nhất là 86,7 còn chức năng thấp nhất là chức năng hoạt động (75,3). Điểm CLCS theo lĩnh vực triệu chứng chung là 23,2, trong đó triệu chứng khiến bệnh nhân khó chịu nhất lần luợt là mệt mỏi (35,6), đau (29,4), và mất cảm giác ngon miệng (28,3). Tác động tài chính cũng là điều khiến bệnh nhân lo ngại với số điểm là 27,6.
- Điểm CLCS theo BR23 ở thời điểm sau khi hoàn thành điều trị: Về chức năng, quan điểm tương lai có số điểm cao nhất là 66,8. Điểm CLCS theo lĩnh vực triệu chứng về tác dụng phụ toàn thân là 24,3, triệu chứng cánh tay là 15,6, triệu chứng vú là 12,8. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa CLCS cả về chức năng và triệu chứng ở bệnh nhân trước điều trị, sau 3-4 chu kỳ hóa chất và sau điều trị.
Kết luận: Kết quả này giúp cung cấp những thông tin đa chiều về tác đụng phụ và độc tính hóa chất, về sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân khi điều trị, từ đó có các giải pháp phù hợp trong giao tiếp, hỗ trợ tinh thần và giúp người bệnh đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư vú, chất lượng cuộc sống, QLQ-30, QLQ-BR 23
Tài liệu tham khảo
[2] Stavrou D, Weissman O, Polyniki A, et al. Quality of Life After Breast Cancer Surgery With or Without Reconstruction. Eplasty. 2009;9:e18.
[3] Aaronson NK, Ahmedzai S, Bergman B, et al. (1993). The European Organization for Research and Treatment of Cancer QLQ-C30: a quality-of-life instrument for use in international clinical trials in oncology. J Natl Cancer Inst. 85(5), pp. 365-376
[4] The World Health Organization Quality of Life assessment (WHOQOL): position paper from the World Health Organization. Soc Sci Med 1982. 1995;41(10):1403-1409. doi:10.1016/0277-9536(95)00112-k
[5] Nguyễn Thị Kim Tuyến. Chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú từ nghiên cứu đến thực tiễn. Tạp chí Phụ sản. 2014
[6] Dewolf L, Koller M, Velikova G, et al (2009). "EORTC Quality of Life Group translation procedure". (3rd ed.) Brussels, Belgium: EORTC Quality of Life Group, pp.32
[7] Fayers P, Bottomley A; EORTC Quality of Life Group; Quality of Life Unit. Quality of life research within the EORTC-the EORTC QLQ-C30. European Organisation for Research and Treatment of Cancer. Eur J Cancer. 2002 Mar;38 Suppl 4:S125-33. doi: 10.1016/s0959-8049(01)00448-8. PMID: 11858978.
[8] Sprangers MA, Groenvold M, Arraras JI, Franklin J, te Velde A, Muller M, Franzini L, Williams A, de Haes HC, Hopwood P, Cull A, Aaronson NK. The European Organization for Research and Treatment of Cancer breast cancer-specific quality-of-life questionnaire module: first results from a three-country field study. J Clin Oncol. 1996 Oct;14(10):2756-68. doi: 10.1200/JCO.1996.14.10.2756. PMID: 8874337.
[9] Trần Thu Uyên và cộng sự. KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN. TNU Journal of Science and Technology 228(05): 478 – 484
[10] Montazeri, A., Vahdaninia, M., Harirchi, I. et al. Quality of life in patients with breast cancer before and after diagnosis: an eighteen months follow-up study. BMC Cancer 8, 330 (2008). https://doi.org/10.1186/1471-2407-8-330