17. KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT BỔ TRỢ SAU PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN K

Nguyễn Thị Bích Phượng1, Vũ Thị Huệ1
1 Khoa Nội 1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị hóa chất bổ trợ sau phẫu thuật tại Bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 126 bệnh nhân UTPKTBN điều trị hóa chất bổ trợ sau phẫu thuật từ tháng 03/2024 đến tháng 08/2024 tại Bệnh viện K. Bệnh nhân được đánh giá về cải thiện triệu chứng, quản lý tác dụng không mong muốn và mức độ hài lòng đối với chăm sóc điều dưỡng.


Kết quả: Tuổi trung bình 62,4 ± 9,2, nam giới chiếm 67,4%, 62,7% có tiền sử hút thuốc lá. Phác đồ chứa Carboplatin được sử dụng nhiều nhất (60,3%). Triệu chứng lâm sàng phổ biến gồm ho khan (73,8%), đau ngực (46,8%) và khó thở (29,4%). Tác dụng phụ chính là mệt mỏi (49,5%), buồn nôn và nôn (47,6%), hạ bạch cầu trung tính (45,2%). Trên 90% bệnh nhân cải thiện triệu chứng lâm sàng. Tất cả các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, hạ bạch cầu và giảm tiểu cầu đều được cải thiện hoàn toàn. Hơn 90% bệnh nhân được thực hiện đúng quy trình truyền hóa chất, chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ tâm lý, chế độ sinh hoạt. Mức độ hài lòng với chăm sóc điều dưỡng đạt 98,4%.


Kết luận: Chăm sóc điều dưỡng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng, kiểm soát tác dụng không mong muốn và nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân UTPKTBN điều trị hóa chất bổ trợ sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bray F, Laversanne M, Sung H, et al. Global cancer statistics 2022: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. NaN. 2024;(NaN):NaN-NaN. doi:10.3322/caac.21834
[2] Pignon JP, Tribodet H, Scagliotti GV, et al. Lung adjuvant cisplatin evaluation: a pooled analysis by the LACE Collaborative Group. J Clin Oncol. 2008;26(21):3552-3559. doi:10.1200/JCO.2007.13.9030
[3] Rieger PT, Yarbro CH. Role of the Oncology Nurse. In: Holland-Frei Cancer Medicine. 6th Edition. BC Decker; 2003. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK13570/. Accessed October 9, 2024.
[4] Jemal A, Bray F, Center MM, Ferlay J, Ward E, Forman D. Global cancer statistics. CA Cancer J Clin. 2011;61(2):69-90. doi:10.3322/caac.20107
[5] Fearon K, Strasser F, Anker SD, et al. Definition and classification of cancer cachexia: an international consensus. The Lancet Oncology. 2011;12(5):489-495. doi:10.1016/S1470-2045(10)70218-7
[6] Curt GA. Impact of fatigue on quality of life in oncology patients. Semin Hematol. 2000;37(4 Suppl 6):14-17. doi:10.1016/s0037-1963(00)90063-5
[7] Mock V, Atkinson A, Barsevick AM, et al. Cancer-related fatigue. Clinical Practice Guidelines in Oncology. J Natl Compr Canc Netw. 2007;5(10):1054-1078. doi:10.6004/jnccn.2007.0088
[8] Park SB, Goldstein D, Krishnan AV, et al. Chemotherapy-induced peripheral neurotoxicity: a critical analysis. CA Cancer J Clin. 2013;63(6):419-437. doi:10.3322/caac.21204
[9] Brown TJ, Sedhom R, Gupta A. Chemotherapy-Induced Peripheral Neuropathy. JAMA Oncology. 2019;5(5):750. doi:10.1001/jamaoncol.2018.6771
[10] Ross L, Petersen MA, Johnsen AT, Lundstrøm LH, Groenvold M. Cancer patients’ evaluation of communication: a report from the population-based study ‘The Cancer Patient’s World.’ Support Care Cancer. 2013;21(1):235-244. doi:10.1007/s00520-012-1516-6