12. ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT CẮT TỬ CUNG TOÀN BỘ TRONG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG GIAI ĐOẠN SỚM TẠI KHOA NGOẠI PHỤ KHOA BỆNH VIỆN K

Lê Trí Chinh1, Nguyễn Thị Kim Liên1, Trần Việt Hoàng1, Vũ Thị Thanh Huyền1, Mai Phương Hoa1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sức khỏe tình dục của người bệnh sau 3 tháng phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ trong ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm của người bệnh tại khoa ngoại Phụ khoa - Bệnh viện K.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 43 bệnh nhân ung thư cổ tử cung đã được phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ tại khoa Ngoại Phụ khoa, Bệnh viện K năm 2024. Sử dụng thang đo "Chỉ số chức năng tình dục nữ - FSFI" để đánh giá.


Kết quả: Sau phẫu thuật, tần suất và chất lượng quan hệ tình dục giảm hơn so với trước phẫu thuật. Tần suất trung bình trong 4 tuần giảm từ 5,7 lần xuống còn 3,4 lần. Các đánh giá về chất lượng như mức độ ham muốn, mức độ kích thích, sự hài lòng đều giảm, mức độ khó khăn trong việc bôi trơn và mức độ đau khi quan hệ tình dục đều tăng. Tất cả sự thay đổi này là có ý nghĩa thống kê.


Kết luận: Tất cả lĩnh vực đánh giá sức khỏe tình dục của người bệnh đều thay đổi theo hướng kém đi sau phẫu thuật. Kết quả này có ý nghĩa trọng trong việc chăm sóc, tư vấn và hướng dẫn người bệnh, để họ có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bray F., Laversanne M., Sung H. và cộng sự. Global cancer statistics 2022: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians, n/a(n/a).
[2] Lonnée-Hoffmann R. và Pinas I. (2014). Effects of Hysterectomy on Sexual Function. Curr Sex Health Rep, 6(4), 244–251.
[3] Danesh M., Hamzehgardeshi Z., Moosazadeh M. và cộng sự. (2015). The Effect of Hysterectomy on Women’s Sexual Function: a Narrative Review. Med Arch, 69(6), 387–392.
[4] Dedden S.J., Werner M.A., Steinweg J. và cộng sự. (2023). Hysterectomy and sexual function: a systematic review and meta-analysis. The Journal of Sexual Medicine, 20(4), 447–466.
[5] Phan Chí Thành, Trần Danh Cường, Ngô Văn Toàn và Trần Kim Thanh (2022). Thực trạng rối loạn chức năng tình dục và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai đến khám thai tại Bệnh viện Phụ sản trung ương. Tạp chí nghiên cứu y học, (TCNCYH 153 (5)).
[6] Meston C.M., Freihart B.K., Handy A.B. và cộng sự. (2020). Scoring and Interpretation of the FSFI: What can be Learned From 20 Years of use?. The Journal of Sexual Medicine, 17(1), 17–25.
[7] Gütl P., Greimel E.R., Roth R. và cộng sự. (2002). Women’s sexual behavior, body image and satisfaction with surgical outcomes after hysterectomy: a comparison of vaginal and abdominal surgery. J Psychosom Obstet Gynaecol, 23(1), 51–59.
[8] Kuscu N.K., Oruc S., Ceylan E. và cộng sự. (2005). Sexual life following total abdominal hysterectomy. Arch Gynecol Obstet, 271(3), 218–221.
[9] Badakhsh MH, Taftachi F, Mehrabi F, và Derakhshan A (2009). The Effect of Hysterectomy in Securing Sexual Desire and Satisfaction. Iranian Journal of Surgery. 17(1), 75–80.