11. KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT CẮT GAN DO U KLATSKIN TẠI KHOA NGOẠI GAN MẬT TỤY BỆNH VIỆN K

Phạm Thế Anh1, Nguyễn Thị Chinh1, Trương Mạnh Cường1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả hồi cứu được thực hiện tại Khoa Ngoại gan mật tụy Bệnh viện K từ tháng 01/2017 đến tháng 10/2024 nhằm nhận xét kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cắt gan do u Klatskin. Nghiên cứu bao gồm 22 người bệnh được chẩn đoán và phẫu thuật cắt gan do u đường mật rốn gan (típ IIIa, IIIb và IV) có bệnh án ghi chép đầy đủ. Kết quả cho thấy tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới (68,18% so với 31,82%), với độ tuổi trung bình là 63,1 ± 9,2 tuổi. Lý do vào viện chủ yếu là vàng da (59,1%) và đau bụng hạ sườn phải (36,4%). Đa số người bệnh được dẫn lưu đường mật trước mổ (81,8%) và phẫu thuật cắt gan lớn (59,1%) với chiều dài vết mổ trung bình 23,5 ± 7,9 cm và thời gian phẫu thuật trung bình 241,5 ± 61,1 phút. Các hoạt động chăm sóc sau mổ được thực hiện đầy đủ, với 100% người bệnh được theo dõi dấu hiệu sinh tồn và chăm sóc vết mổ ít nhất 2 lần/ngày trong 3 ngày đầu. Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình là 11,70 ± 4,31 ngày, thời gian rút dẫn lưu ổ bụng trung bình là 9,07 ± 2,89 ngày. Biến chứng sớm sau mổ thường gặp là cổ trướng (22,7%), suy gan (13,6%) và rò mật (9,1%). Đánh giá trước khi ra viện cho thấy 63% người bệnh có kết quả chăm sóc tốt. Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quan trọng của điều dưỡng trong việc theo dõi sát và chăm sóc toàn diện người bệnh sau phẫu thuật cắt gan do u Klatskin để phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] José María Huguet, Miriam Lobo, José Mir Labrador, et al (2019). Diagnostic-therapeutic management of bile duct cancer. World journal of clinical cases. 7 (14), 1732.
[2] WILLIAM A ALTEMEIER, Edward A Gall, Max M Zinninger, et al (1957). Sclerosing carcinoma of the major intrahepatic bile ducts. AMA archives of surgery. 75 (3), 450-461.
[3] Gerald Klatskin (1965). Adenocarcinoma of the hepatic duct at its bifurcation within the porta hepatis: an unusual tumor with distinctive clinical and pathological features. The American journal of medicine. 38 (2), 241-256.
[4] Đỗ Hữu Liệt (2015). Vai trò phẫu thuật triệt để trong điều trị ung thư đường mật vùng rốn gan. Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
[5] Trần Đình Thơ, Nguyễn Tiến Quyết, Nguyễn Quang Nghĩa (2008). Kết quả điều trị ung thư đường mật ngoài gan. Tạp chí Y Học Việt Nam.
[6] D Castaing. Les cholangiocarcinomes biliaires: Chirurgie du foie et des voies biliaires. Annales de chirurgie (Paris) 1998;177-181.
[7] Nguyễn Hồng Trang và cộng sự (2021). Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. 16 155-162.
[8] Lê Văn Thành, Vũ Văn Quang, Nguyễn Văn Quỳnh (2023). Mô tả biến chứng rò mật và tràn dịch màng phổi giữa 2 nhóm cắt gan mở và cắt gan nội soi điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. 18 98-104.
[9] Phạm Thế Anh, Trương Mạnh Cường (2024). Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật cắt gan lớn theo giải phẫu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Tạp chí Y học Việt Nam. 527 (1B),
[10] Kunio Okuda, Robert L Peters, Ian W Simson (1984). Gross anatomic features of hepatocellular carcinoma from three disparate geographic areas. Proposal of new classification. Cancer. 54 (10), 2165-2173.