2. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT ÁP XE VÚ TẠI KHOA NGOẠI VÚ BỆNH VIỆN K

Lê Hồng Quang1, Phạm Thị Giang2, Đào Thanh Bình3
1 Bệnh viện K
2 Khoa Ngoại Vú – Bệnh viện K
3 Khoa Ngoại Vú - Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của áp xe tuyến vú và đánh giá kết quả điều trị áp xe tuyến vú tại khoa Ngoại B Bệnh viện K


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 215 bệnh nhân áp xe vú đã điều trị khỏi tại khoa ngoại B Bệnh viện K


Kết quả: Áp xe tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trẻ, chủ yếu trong độ tuổi sinh đẻ (trung bình 27,9 tuổi). Bệnh có liên quan đến tiết sữa với 24,2% bệnh nhân mang thai và 40,5% đang cho con bú. Đa số bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tuyến vú (54,4%) và khối áp xe lớn hơn 5cm (61,9%). Trước khi nhập viện, 94,4% đã dùng kháng sinh, 50,7% từng được trích rạch. Về điều trị, phần lớn bệnh nhân (84,7%) cần phẫu thuật cắt lọc rộng, chỉ 15,3% điều trị bằng trích rạch. Đa số ổ áp xe phức tạp (68,4%), trong khi chỉ 31,6% có tổn thương đơn giản. Cấy vi khuẩn dương tính trong 63,6% trường hợp, với tụ cầu vàng là chủng phổ biến nhất (91,5%). Tỷ lệ điều trị khỏi đạt 91,6%, trong khi thất bại điều trị liên quan đến ổ áp xe lớn (>5cm) và tổn thương lan tỏa.


Kết luận: Áp xe tuyến vú là một tình trạng nhiễm trùng nặng ở vú do vi khuẩn gây ra. Loại vi khuẩn hay gặp là Staphylococcus aureus. Áp xe tuyến vú có thể phát triển nặng nếu điều trị không triệt để. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 215 người bệnh áp xe vú phức tạp được chăm sóc hậu phẫu theo quy trình của khoa trong 6 tháng. Kết quả đánh giá sau 6 tháng : tỷ lệ khỏi bệnh 91,6%, tỷ lệ tai biến biến chứng: không ghi nhận trường hợp nào. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lê Thị Thanh Vân. Điều trị áp xe vú tại Khoa Sản nhiễm khuẩn, Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2010. Tạp chí Y học thực hành. 2011, 768, số 6.
[2] Nguyễn Thị Hồng Nhung. Nghiên cứu áp xe vú tại Khoa Sản nhiễm khuẩn, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ tháng 2 đến 8 năm 2012. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội. 2012.
[3] Phạm Huỳnh Tuấn Anh. Điều trị áp xe vú bằng chọc hút mủ kết hợp kháng sinh kháng viêm tại bệnh viện ung bướu TP Hồ Chí Minh. Tạp chí ung thư Việt Nam. 2019, 486-489, số 3.
[4] Nguyễn Ngọc Trung. Nhận xét đặc điểm tổn thương và căn nguyên vi khuẩn áp xe vú điều trị tại bệnh viện quân y 103. Tạp chí y dược học quân sự. 2014, 180-184, số 9.
[5] Dener C, Inan A. Breast abscesses in lactating women. World J Surg. 2003 Feb;27(2):130-3.
[6] Eryilmaz R, Sahin M, Hakan Tekelioglu M, Daldal E. Management of lactational breast abscesses. Breast. 2005 Oct;14(5):375-9. doi: 10.1016/j.breast.2004.12.001. PMID: 16216739.
[7] Giess CS et al. Clinical experience with aspiration of breast abscesses based on size and etiology at an academic medical center. J Clin Ultrasound. 2014, 42 (9), pp.513-521.
[8] Merz L, De Courten C, Orasch C. Breast infections. Rev Med Suisse. 2014, 10 (427), pp.925-926, 928-930.
[9] Fazel PA and Owais M. (2012), Comparison of incision and drainage against needle aspiration for the treatment of breast abscess, Am Surg, 78, pp: 1224 – 1227.
[10] Dabbas N, Chand M, Pallett A, Royle GT, Sainsbury R. (2010), Have the organisms that cause breast abscess changed with time?– Implications for appropriate antibiotic usage in primary and secondary care. Breast J, 16, pp:412 – 415.