29. CẬP NHẬT VỀ HIỆU QUẢ BỔ SUNG SẢN PHẨM DINH DƯỠNG CHỨA PROBIOTICS LÊN TÌNH TRẠNG BỆNH TẬT CỦA TRẺ EM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tổng hợp, phân tích cập nhật về các nghiên cứu can thiệp sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chứa probiotics lên tình trạng bệnh tật của trẻ em.
Đối tượng và phương pháp: Sử dụng các phương pháp cơ bản, các tiêu chuẩn đánh giá nghiên cứu, các hướng dẫn và công cụ sử dụng phổ biến trên các tạp chí khoa học uy tín để phân tích, lựa chọn tài liệu bao gồm các thư viện điện tử y học uy tín như Pubmed, Scopus, NCBI, Cochrane Library, các công cụ tìm kiếm như Google scholar và các tạp chí chuyên ngành y sinh, dinh dưỡng. Ưu tiên các tài liệu trong 5 năm gần đây.
Kết quả: Bổ sung probiotics có thể hỗ trợ tích cực điều trị táo bón chức năng, tiêu chảy cấp, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu với mẫu lớn và thời gian can thiệp đủ lâu để có thể đưa ra các khuyến cáo đầy đủ bằng chứng hơn.
Kết luận: Probiotics có nhiều tiềm năng cải thiện sức khỏe trẻ em và tình trạng bệnh tật. Cần có những công thức mới tiên phong kết hợp chủng probiotics mới đa dạng hơn và probiotics kèm chất dinh dưỡng như các vitamin và khoáng chất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Probiotics, bệnh tật, trẻ em
Tài liệu tham khảo
[2] Gregor Reid et al, Potential uses of probiotics in clinical practice, Clinical Microbiology Reviews, 2003, 16 (4): 658-672.
[3] Bùi Thị Nhung, Nguyễn Hữu Chính, Đánh giá hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng bổ sung probiotic (probi) lên tình trạng dinh dưỡng, tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp, tiêu chảy cấp, táo bón của học sinh mầm non từ 2-5 tuổi, Đề tài nghiên cứu cấp viện, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 2023.
[4] Hatakka K et al, Effect of long term consumption of probiotic milk on infections in children attending day care centres: double blind, randomised trial, Bmj, 2001, 322 (7298): 1327.
[5] Rautava S, Arvilommi H, Isolauri E, Specific probiotics in enhancing maturation of IgA responses in formula-fed infants, Pediatr Res, 2006, 60 (2): 221-4.
[6] Szajewska H, Mrukowicz J.Z, Probiotics in the treatment and prevention of acute infectious diarrhea in infants and children: a systematic review of published randomized, double-blind, placebo-controlled trials, J Pediatr Gastroenterol Nutr, 2001, 33 Suppl 2: S17-25.
[7] Joshua Z Goldenberg et al, Probiotics for the prevention of Clostridium difficile-associated diarrhea in adults and children, The Cochrane Database of Systematic Reviews, 2017, 12 (12): CD006095.
[8] Gonzalez S et al, Prevention of infantile diarrhoea by fermented milk, Published, 1990.
[9] Phạm Thị Thư, Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirota lên tình trạng dinh dưỡng, tiêu hóa và nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ 3-5 tuổi tai 4 xã tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia, 2022.
[10] Sadeghzadeh M et al, The effect of probiotics on childhood constipation: a randomized controlled double blind clinical trial, Int J Pediatr, 2014, 937212.
[11] Zhang H et al, Prospective study of probiotic supplementation results in immune stimulation and improvement of upper respiratory infection rate, Synth Syst Biotechnol, 2018, 3 (2): 113-120.
[12] Cao Thị Thu Hương, Trương Tuyết Mai, Thay đổi tỉ lệ và tần suất mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nồng độ IgA trên trẻ 24-47 tháng tuổi sau 3 tháng sử dụng sữa chua men uống sống, Tạp chí Y tế công cộng, 2015, số 37, tr. 6-11.