25. KẾT QUẢ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI SÀNG LỌC SUY GIẢM THÍNH LỰC Ở NGƯỜI CAO TUỔI BỊ SUY GIẢM THÍNH LỰC ĐỘT NGỘT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP NĂM 2024

Nguyễn Quang Hùng1, Nguyễn Quang Đạo2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
2 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT


Mục tiêu: Mô tả kết quả sàng lọc suy giảm thính lực ở người cao tuổi bị suy giảm giảm thính lực đột ngột tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2024, sử dụng bộ câu hỏi sàng lọc mức độ suy giảm thính lực cho người cao tuổi HHIE-S.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 101 người bệnh giảm thính lực đột ngột tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, thành phố Hải Phòng từ tháng 8/2024 đến tháng 12/2024. Người cao tuổi được đo thính lực đơn âm và được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi sàng lọc mức độ suy giảm thính lực cho người cao tuổi (HHIE-S).


Kết quả: 100% người cao tuổi bị suy giảm thính lực đột ngột qua đo thính lực đơn âm được phân loại suy giảm thính lực từ mức độ trung bình trở lên. Tuy nhiên, khi sử dụng bộ câu hỏi HHIE-S, đối tượng nghiên cứu có xu hướng đánh giá quá mức mức độ trầm trọng của suy giảm thính lực. Trong khi sử dụng bộ câu hỏi đã phân loại có tới 95% đối tượng nghiên cứu bị suy giảm thính lực mức độ nặng, thì kết quả đo thính lực đơn âm chỉ phân loại có 47,5% đối tượng bị suy giảm thính lực mức độ nặng trở lên và 50,5% đối tượng bị suy giảm thính lực mức độ trung bình.


Kết luận: Bộ câu hỏi sàng lọc HHIE-S có thể được dùng để sàng lọc suy giảm thính lực cho người cao tuổi bị suy giảm thính lực đột ngột. Bộ câu hỏi nên được chuẩn hóa để sử dụng nhằm đánh giá mức độ suy giảm thính lực ở người cao tuổi có hoặc không có dấu hiệu suy giảm thính lực tại cộng đồng hoặc các cơ sở y tế.  

Chi tiết bài viết