16. TỈ LỆ LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN TẠI THÀNH PHỐ BẢO LỘC, TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng năm 2023 và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023 trên 303 phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Kết quả: Tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng năm 2023 là 13,5%. Các yếu tố liên quan đến loãng xương ghi nhận trong nghiên cứu là độ tuổi, thói quen sử dụng trà/chè và vận động thể lực.
Kết luận: Các nghiên cứu đánh giá tỉ lệ loãng xương trong cộng đồng cần được thực hiện với quy mô lớn hơn, đặc biệt là nhóm đối tượng phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên nhằm phát hiện sớm, cũng như có giải pháp phòng ngừa các hậu quả do loãng xương gây ra.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Loãng xương, phụ nữ mãn kinh, từ 45 tuổi trở lên, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Tài liệu tham khảo
[2] The International Osteoporosis Foundation, Broken bones, broken lives - the fragility fracture crisis in six European countries, 2018.
[3] Nguyen H.T.T, von Schoultz B, Pham D.M, Nguyen D.B, Le Q.H, Nguyen D.V et al, Peak bone mineral density in Vietnamese women, Arch Osteoporos, 2009 4 (1-2), pp. 9-15.
[4] Hoàng Văn Dũng, Nghiên cứu mật độ xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương, sự thay đổi một số dấu ấn chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh được bổ sung sữa đậu nành có tăng cường vitamin D và canxi tại cộng đồng, Luận án tiến sĩ y học, chuyên ngành nội xương khớp, Học viện Quân y, 2017.
[5] Ho Pham L.T, Nguyen T.V, The Vietnam Osteo¬porosis Study: Rationale and design, Osteoporos Sarcopenia, 2017, 3 (2), pp. 90-7.
[6] Nguyễn Văn No, Đào Hoàng Giang, Hứa Hoài Tâm, Võ Quốc Phong, Thực trạng loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi và nam giới trên 50 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu năm 2023, Tạp chí Y học Cộng đồng, 2024, 65 (6), tr. 261-265.
[7] Phí Vĩnh Bảo, Nguyễn Huỳnh Thanh Thiên, Võ Châu Duyên, Bùi Mạnh Quỳnh, Nguyễn Hải Viên Hạnh, Hoàng Văn Triều, Lê Thanh Chiến, Khảo sát tình hình loãng xương ở bệnh nhân gãy xương từ 50 tuổi trở lên tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Tạp chí Y học Cộng đồng, 2024, 65 (CĐ 8 - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành), tr. 62-71.
[8] Baek Y.H, Cho S.W, Jeong H.E, Kim J.H, Hwang Y, Lange J.L et al, 10-year Fracture Risk in Postmenopausal Women with Osteopenia and Osteoporosis in South Korea, Endocrinol Metab (Seoul), 2021, 36 (6), pp. 1178-88.
[9] Bijelic R, Milicevic S, Balaban J, Risk Factors for Osteoporosis in Postmenopausal Women, Med Arch, 2017, 71 (1), pp. 25-8.
[10] De França N, Camargo M.B.R, Lazaretti-Castro M, Peters B.S.E, Martini L.A, Dietary patterns and bone mineral density in Brazilian postmenopausal women with osteoporosis: a cross-sectional study, European Journal of Clinical Nutrition, 2016, 70 (1), pp. 85-90.