13. GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ THỞ NHANH NÔNG TRONG TIÊN LƯỢNG CAI MÁY THỞ TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Đậu Việt Hùng1, Bùi Thị Tho1, Nguyễn Thị Mỹ2, Trần Ngọc Ánh3
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát và xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của chỉ số thở nhanh nông trong tiên lượng cai máy thở tại Khoa Điều trị tích cực nội, Bệnh viện Nhi trung ương năm 2022-2023.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu trên 106 bệnh nhân từ 30 ngày tới 15 tuổi, được chỉ định thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản ≥ 24 giờ, đủ tiêu chuẩn để tiến hành nghiệm pháp thở tự nhiên. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.


Kết quả: Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu cai thở máy thành công (92,5%), trong đó tỉ lệ cai máy thở thành công ở nam (91,9%) thấp hơn nữ ( 93,7%). Điểm sau 30 phút tiến hành nghiệm pháp thở tự nhiên, giá trị trung bình RSBI_30 của nhóm cai máy thở thất bại (6,97 ± 0,72 nhịp thở/ml/kg/phút) cao hơn sơ với nhóm cai máy thở thành công (6,08 ± 1,26 nhịp thở/ml/kg/phút) với p = 0,01. Bên cạnh đó, chỉ số thở nhanh nông sau 30 phút thử nghiệm thở tự nhiên (RSBI_30) dự đoán kết quả cai máy thở thành công với diện tích dưới đường cong ROC là 0,84; khoảng tin cậy 95% là 0,69-0,98; độ nhạy 86,7%; độ đặc hiệu 62,5%.


Kết luận: Cần kết hợp giữa chỉ số thở nhanh nông với các chỉ số khác trong quyết định cai máy thở đối với bệnh nhi điều trị tại khoa điều trị tích cực. Không sử dụng độc lập để đánh giá tiên lượng thành công khi cai máy thở, mà cần kết hợp thêm các yếu tố khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Esteban A et al, Characteristics and outcomes in adult patients receiving mechanical ventilation: a 28-day international study, JAMA, 2002, 287 (3): 345-355.
[2] Macintyre N.R, Evidence-based assessments in the ventilator discontinuation process, Respir Care, 2012, 57 (10): 1611-1618.
[3] Yang K.L, Tobin M.J, A prospective study of indexes predicting the outcome of trials of weaning from mechanical ventilation, N Engl J Med, 1991, 324 (21): 1445-1450.
[4] McConville J.F, Kress J.P, Weaning Patients from the Ventilator, New England Journal of Medicine, 2012, 367 (23): 2233-2239.
[5] AThille W, Cortés-Puch I, Esteban A, Weaning from the ventilator and extubation in ICU, Curr Opin Crit Care, 2013, 19 (1): 57-64.
[6] Randolph A.G et al, Effect of mechanical ventilator weaning protocols on respiratory outcomes in infants and children: a randomized controlled trial, JAMA, 2002, 288 (20): 2561-2568.
[7] Kurachek S.C et al, Extubation failure in pediatric intensive care: a multiple-center study of risk factors and outcomes, Crit Care Med, 2003, 31 (11): 2657-2664.
[8] Fontela P.S, Piva J.P, Garcia P.C, Bered P.L, Zilles K, Risk factors for extubation failure in mechanically ventilated pediatric patients, Pediatr Crit Care Med, 2005, 6 (2): 166-170.
[9] Farias J.A, Retta A, Alia I et al, A comparison of two methods to perform a breathing trial before extubation in pediatric intensive care patients, Intensive Care Med, 2001, 27 (4), pp. 1649-1654.
[10] Baumeister B.L, el-Khatib M, Smith P.G, Blumer J.L, Evaluation of predictors of weaning from mechanical ventilation in pediatric patients, Pediatr Pulmonol, 1997, 24 (5): 344-352.
[11] Segal L.N et al, Evolution of pattern of breathing during a spontaneous breathing trial predicts successful extubation, Intensive Care Med, 2010, 36 (3): 487-495.