10. XÁC ĐỊNH CƠ HỘI VÀ KỸ THUẬT GIẢM THIỂU RÀO CẢN TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN LAO Ở VIỆT NAM

Đinh Văn Lượng1, Nguyễn Bình Hòa1, Nghiêm Nguyễn Minh Trang2
1 Bệnh viện Phổi Trung ương
2 Friends for International Tuberculosis Relief

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định những dịch vụ trong hành trình chăm sóc lao có thể được phân cấp, lồng ghép và lấy con người làm trung tâm, đồng thời lựa chọn những sáng kiến đổi mới để tạo điều kiện thuận lợi cho những thay đổi này.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu (n = 69), thảo luận nhóm (n = 3) và tổ chức hội thảo (n = 3) với phương pháp thiết kế lấy con người làm trung tâm với sự tham gia tích cực từ 4 nhóm đối tượng bao gồm: người chịu ảnh hưởng của bệnh lao; cán bộ quản lý Chương trình Chống lao Quốc gia, cán bộ y tế các cấp; đại diện tổ chức phi chính phủ, tổ chức hỗ trợ xã hội; và đại diện y tế tư nhân. 


Kết quả: Nghiên cứu đã xác định và ưu tiên các lĩnh vực trọng tâm cần được thay đổi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc bệnh nhân lao. Nghiên cứu đã rà soát và xây dựng các danh mục sáng kiến đổi mới có thể hỗ trợ cải thiện các lĩnh vực trọng tâm này. Sáng kiến Hỗ trợ tài chính và bảo trợ xã hội trong chăm sóc bệnh nhân lao cùng các giải pháp truyền thông đã được lựa chọn là hoạt động cần được ưu tiên triển khai trong thời gian tới nhằm cải thiện dịch vụ chăm sóc bệnh nhân lao tại Việt Nam.


Kết luận: Nghiên cứu đã cung cấp quan điểm của các bên liên quan về thực trạng chăm sóc bệnh nhân lao tại Việt Nam, cho thấy tầm quan trọng của việc áp dụng cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm và triển khai các sáng kiến đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả và tính công bằng trong cung cấp dịch vụ. Những phát hiện và đề xuất trong nghiên cứu này góp phần thúc đẩy cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân lao, đồng thời hỗ trợ quá trình đưa ra các quyết định phù hợp với bối cảnh chăm sóc bệnh nhân lao tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Global Tuberculosis Report 2024, [Internet], [cited 2025 Jan 15], Available from: https://www.who.int/teams/global-tuberculosis-programme/tb-reports/global-tuberculosis-report-2024.
[2] Global Tuberculosis Report 2022, [Internet], [cited 2025 Jan 10], Available from: https://www.who.int/teams/global-tuberculosis-programme/tb-reports/global-tuberculosis-report-2022.
[3] Erwin K, Krishnan J.A, Redesigning healthcare to fit with people, BMJ, 2016 Aug 23, 354: i4536.
[4] Malterud K, Siersma V.D, Guassora A.D, Sample Size in Qualitative Interview Studies: Guided by Information Power, Qual Health Res, 2016 Nov, 26 (13): 1753-60.
[5] Halcomb E.J, Davidson P.M, Is verbatim transcription of interview data always necessary? Appl Nurs Res ANR, 2006 Feb, 19 (1): 38-42.
[6] Rohit A, Kumar A.M.V, Thekkur P, Shastri S.G, Kumar R.B.N, Nirgude A.S et al, Does provision of cash incentive to HIV-infected tuberculosis patients improve the treatment success in programme settings? A cohort study from South India, J Fam Med Prim Care, 2020 Aug, 9 (8): 3955-64.
[7] Samuel B, Volkmann T, Cornelius S, Mukhopadhay S, MejoJose null, Mitra K et al, Relationship between Nutritional Support and Tuberculosis Treatment Outcomes in West Bengal, India, J Tuberc Res, 2016 Dec, 4 (4): 213-9.
[8] Feske M.L, Teeter L.D, Musser J.M, Graviss E.A, Giving TB wheels: Public transportation as a risk factor for tuberculosis transmission, Tuberc Edinb Scotl, 2011 Dec, 91 Suppl 1: S16-23.
[9] Guidance on social protection for people affected by tuberculosis [Internet], [cited 2025 Jan 10]. Available from: https://www.who.int/publications/i/item/9789240089327.
[10] Re-Imagine TB Care [Internet], [cited 2025 Jan 10], People-Centered Design Toolkit, Available from: https://www.rtc.stoptb.org/rtc-toolkit.