3. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SA TẠNG CHẬU BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị sa tạng chậu bằng phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép tổng hợp tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ từ 4/2023-12/2024
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 46 bệnh nhân chẩn đoán sa tạng chậu từ độ III trở lên. Bệnh nhân được can thiệp phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép tổng hợp tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ, sau đó đánh giá kết quả điều trị sau 6 tuần và 3 tháng về mặt cấu trúc giải phẫu và chất lượng cuộc sống bằng thang điểm PFDI-20.
Kết quả: Độ tuổi trung bình 63,5 ± 6,82, đã mãn kinh 93,5%, số lần sinh trung bình 3,39 lần. Tỉ lệ thành công 97,8%, thời gian phẫu thuật 93,57 ± 21,92 phút, lượng máu mất 62,83 ± 30,53 ml. Biến chứng nhiễm trùng vết mổ 2,2%, chảy máu 6,5%, đau sau xương cùng 2,2%. Chất lượng cuộc sống thay đổi từ 128,85 điểm trước phẫu thuật còn 63,09 điểm sau phẫu thuật.
Kết luận: Sa tạng chậu thường gặp ở người lớn tuổi, đã mãn kinh, sinh thường nhiều lần, tăng áp lực ổ bụng mạn tính. Phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép điều trị sa tạng chậu là phẫu thuật an toàn, có tỉ lệ thành công cao, ít tai biến, biến chứng, cải thiện được mức độ sa và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sa tạng chậu, nội soi đặt mảnh ghép điều trị sa tạng chậu, chất lượng cuộc sống, bảng điểm PFDI-20
Tài liệu tham khảo
[2] Jokhio A.H, Rizvi R.M, MacArthur C, Prevalence of pelvic organ prolapse in women, associated factors and impact on quality of life in rural Pakistan: population-based study, BMC Women's Health, 2020, 20 (1) 82.
[3] Mourad S et al, Safety and effectiveness of laparoscopic sacrocolpopexy as the treatment of choice for pelvic organprolapse, Arab Journal of Urology, 2019, 17, pp.30-39.
[4] Trịnh Hoài Ngọc, Hồ Thị Thu Hằng, Đánh giá kết quả và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép cố định âm đạo vào mỏm nhô trong điều trị sa tạng chậu tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2022, số 53, tr. 68-74.
[5] American College of Obstetricians and Gynecologists, Robotic sacrocolpopexy for the management of pelvic organ prolapse: quality of life outcomes, Therapeutic Advances in Urology, 2017, 11, 1-9.
[6] Phan Diễm Đoan Ngọc, 2016, Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhận sa tạng chậu đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2016, 20 (1) tr. 227-234.
[7] Barber M, Walter M, Bump R, Short forms of two condition-specific quality-of-life questionnaires for women with pelvic floor disorders (PFDI-20 and PFIQ-7), American journal of obstetrics and gynecology, 2005, 193, 103-13.
[8] Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Sa tạng chậu, Giáo trình sản phụ khoa 2, Nhà xuất bản Y học, 2023.
[9] Zhao Y et al, Robotic-assisted laparoscopic sacrocolpopexy: Initial Canadian experience, Can Urol Assoc J, 2020, 14 (6) , 257-263.
[10] Ghaleb M et al, Abdominal pectopexy vs abdominal sacral hysteropexy as conservative surgeries for genital prolapse: A randomized control trial, GinPol Med Project, 2021, 3 (61) 1-7.
[11] Maher C, Feiner B, Baessler K, Christmann - Schmid C, Surgery for women with apical vaginal prolapse, The Cochrane database of systematic reviews, 2016, 10 (10), CD012376-CD012376.
[12] Zhang P et al, Effectiveness of Laparoscopic Sacral Colpopexy for Pelvic Organs Prolapse Diseases, Chinese medical journal, 2017, 130 (18) , pp. 2265-2266.
[13] Dwyer L, Kumakech W, Ward K, Reid F, Laparoscopic sacrocolpopexy (LSCP) using an ultra-lightweight polypropylene mesh, BMC Women’s Health, 2021, 21, 72